Giáo dục Đại học Việt Nam và những thách thức




Hà Nội ( Ttxvn 16/1/2001 )
Bước vào đầu thế kỷ 21, Giáo dục Đại học Việt Nam đứng trước 3 vấn đề lớn, đó là đại chúng hóa giáo dục đại học, vấn đề công bằng, bình đẳng trong giáo dục đại học và việc sử dụng những công nghệ mới (công nghệ thông tin) trong giáo dục đại học.

Thông cáo Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung Ương Đảng CS Việt Nam



Hà Nội (Ttxvn 16/1/2001)
Ngày 16/1/2001, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo, toàn văn như sau:

" Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 6/1 đến ngày 16/1/2001 để thảo luận, tiếp thu, sửa chữa một bước các dự thảo văn kiện và thảo luận một bước về chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội lần thứ 9 của Đảng.

Các đồng chí cố vấn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt dự Hội nghị.

Khoá học cao đẳng đầu tiên cho người khiếm thính


(Ttxvn 15/1/2001)

Ngày 13/1/2001, tại trường Đại học dân lập Lạc Hồng, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khai giảng khoá học đầu tiên chương trình giáo dục trung học và cao đẳng cho người khiếm thính do quỹ Nippon của Nhật Bản tài trợ.

17 học sinh khiếm thính đã học xong chương trình tiểu học tham gia khóa học đầu tiên này trong thời gian 6 năm và được quỹ Nippon tài trợ toàn bộ kinh phí dạy, học cũng như chi phí về ăn ở.

Vietnam Airlines vận chuyển gần 3 triệu hành khách



Hà Nội (Ttxvn 9/1/2001)
Năm 2000, Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã vận chuyển được trên 2,9 triệu hành khách, tăng 11% so với năm 1999 và tăng 2% so với kế hoạch năm.

Tổng công ty còn vận chuyển hơn 45,5 nghìn tấn hàng hóa, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Hệ số sử dụng ghế cả năm đạt 74,63%; chiếm gần 40% thị phần vận chuyển quốc tế. Ngoài ra, Tổng công ty còn phục vụ cho 14.540 chuyến bay của các hãng hàng không nước ngoài.

Khai thông Cầu Hồ Kiều Ii tại biên giới VN-TQ


Hà Nội (Ttxvn 9/1/2001)
Cầu Hồ Kiều Ii, bắc qua sông Nậm Thi ở khu vực cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Việt Nam) và Hà Khẩu-vân Nam (Trung Quốc) đã được đưa vào sử dụng ngày 8/1/20001.

Cầu Hồ Kiều Ii được khởi công xây dựng ngày 16/9/1999, do cán bộ kỹ su ư hai nước Việt Nam và Trung Quốc hợp tác thiết kế, hợp tác thi công, với ngân sách của Chính phủ 2 nước. Cầu dài 138m, rộng 14m./.

Thêm 5.443 doanh nghiệp mới ở TP Hồ Chí Minh



Hà Nội (Ttxvn 9/1/2001)
Năm 2000, năm đầu tiên triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh có 5.443 doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động với tổng vốn 6.500 tỷ đồng, tăng 130% về số doanh nghiệp và 70% về số vốn so với năm trước.

Các doanh nghiệp mới thành lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhà hàng khách sạn 56%, công nghiệp chế biến 15%, xây dựng 7%, giao thông vận tải 3%.

Thủ Tưuong Ân Độ A.B. Vajpayee thăm hữu nghị chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Cộng hòa ấn Độ Atal Behari Vajpayee đã đến Hà Nội thăm hữu nghị chính thức Việt Nam 7/1/2001.

Cùng đi với Thủ tướng có ông A.k Pangia, Quốc vụ khanh Ngoại giao; ông O. Apdula, Quốc vụ khanh Thương mại và Công nghiệp; ông B. Misora, Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm Bí thư Thủ tướng, ông M.p. Bebaroa Thứ trưởng Cục Du lịch; ông S.t. Devere Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông A. Cacotta, Thứ trưởng phụ trách Năng lượng Nguyên tử; ông S. Cusma, Đại sứ ấn Độ tại Việt Nam.

Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về sản lượng hạt tiêu xuất khẩu




Hà Nội (Ttxvn 9/1/2001)
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2000 cả nước đã xuất khẩu được trên 36.000 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch trên 140 triệu Usd.

Hạt tiêu của Việt Nam hiện nay được xuất khẩu tới 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thị trường nhập khẩu khối lượng lớn hạt tiêu từ Việt Nam là Singapore, Hà Lan, Trung Quốc, Mỹ...

Việt Nam và Mỹ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về khí tượng thủy văn





Biên bản ghi nhớ hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực khí tượng thủy văn giữa Việt Nam và Mỹ đã được Tiến sỹ Nguyễn Công Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam và ông Jone Kely, Giám đốc Cơ quan dự báo thời tiết Bộ Thương mại Mỹ, ký kết ngày 9/1 tại thủ đô Washington.

Phát biểu tại lễ ký, đại diện của Việt Nam và Mỹ đều nhấn mạnh khả năng hợp tác của hai nước trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, nhất là trong việc dự báo thời tiết, ngăn chặn, phòng ngừa và khắc phục hậu quả của lũ lụt và thiên tai.

Thành lập Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam (VDIC)


Hà Nội(Ttxvn 5/1/2001)
Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam (Vdic) vừa chính thức khai trương tại Hà Nội nhằm thúc đẩy việc sử dụng và tiếp cận kiến thức về phát triển để nâng cao hiệu quả của các chương trình phát triển ở Việt Nam.

Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam ra đời là sáng kiến hợp tác của Ngân hàng Thế giới (Wb) và các cơ quan hỗ trợ phát triển chính thức hiện đang hoạt động ở Việt Nam.

Các trang