Hoạt động ngoại giao năm 2002 phục vụ đắc lực nhiệm vụ kinh tế

Hà Nội (TTXVN 8/1/2003)

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên khẳng định phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế đã trở thành mục tiêu và yêu cầu hàng đầu của các hoạt động ngọai giao song phương và đa phương, nhất là họat động của các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.

Khởi động dự án giữa Việt Nam-Mỹ và ILO

Hà Nội (TTXVN 8/1/2003)

Mỹ sẽ cung cấp 1,7 triệu USD còn Việt Nam sẽ đóng góp nhân sự và các công tác hậu cần khác để cùng thực hiện một dự án mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhằm tăng cường các định chế về quan hệ trong các ngành công nghiệp và cải thiện các quan hệ lao động trong khu vực kinh tế tư nhân.

"Cần tiếp tục có những bứt phá mới trong hoạt động đối ngoại"

BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO NGUYỄN DY NIÊN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BÁO NHÂN DÂN

Nhân dịp đất nước bước sang năm mới 2003, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã trả lời phỏng vấn của báo Nhân Dân về thành tựu của công tác đối ngoại trong năm qua và hoạt động đối ngoại trong thời gian tới của Việt Nam

PV: Thưa Bộ trưởng, năm 2002, nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện. Xin Bộ tr­ởng cho biết khái quát về những thành công của hoạt động đối ngoại trong năm qua?

Việc cho nhận con nuôi quốc tế sẽ tập trung về một đầu mối

Hà Nội (TTXVN 6/1/2003)

Việt Nam sẽ thành lập Cơ quan con nuôi quốc tế trực thuộc bộ Tư pháp với vai trò giám sát toàn bộ hồ sơ đầu vào và đầu ra của việc nhận con nuôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết như vậy.

Về nguyên tắc cho, nhận con nuôi quốc tế, ông Hùng nêu rõ: Việc người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em có quốc tịch Việt Nam làm con nuôi chỉ được xem xét, giải quyết nếu Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú đã ký kết hoặc cùng gia nhập Hiệp định quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi.

Hội Chữ thập Đỏ Mỹ và Thụy Sỹ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam


Hà Nội (TTXVN 6/1/2003)

Trong hai năm 2001 và 2002, dự án hỗ trợ người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam do Hội chữ thập đỏ Mỹ và Thụy Sĩ tài trợ đã được triển khai ở 7 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định và Đồng Nai, với tổng kinh phí 362.000 USD.

Một số số liệu kinh tế năm 2002 và chỉ tiêu năm 2003

(Nguồn: Báo Đầu tư 30/12/2002)

Một số chỉ tiêu kinh tế đạt được trong năm 2002 và kế hoạch năm 2003:


GDP
2002: Tăng khoảng 7% (KH 7%-7,3%)
2003: Tăng 7%-7,5% so với năm 2002

Công nghiệp
2002: Tăng 14,5% (KH 14%)
2003: Tăng 14%-14,5%

Nông-lâm-ngư nghiệp
2002: Tăng 5,4% (KH 4,2%)
2003: Tăng 5%

Dịch vụ
2002: Tăng 7% (đạt KH)
2003: Tăng 7%-7,2%

Xuất khẩu
2002: Tăng 10% (đạt KH)
2003: Tăng 7,5%-8%

Tổng thu ngân sách NN

TBT Nông Đức Mạnh tiếp đoàn UB đoàn kết Công giáo Việt Nam

Hà Nội (TTXVN 3/1/2003)

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam trước sau như một tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tạo mọi điều kiện để đồng bào có tín ngưỡng nói chung, người Công giáo Việt Nam nói riêng tham gia các hoạt động xã hội ích nước lợi dân, phát huy tinh thần "kính Chúa, yêu nước", sống "tốt đời đẹp đạo" và "sống phúc âm trong lòng dân tộc".

Việt Nam dẫn đầu các nước đang phát triển về giảm nghèo

Hà Nội (TTXVN 3/1/2003)

Theo các tổ chức của Liên hợp quốc tại Hà Nội, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất nổi bật trong quá trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (MDG), đặc biệt là về xóa đói giảm nghèo.

Những kết quả này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh thu nhập quốc gia của Việt Nam còn ở mức thấp.

Kinh tế-xã hội năm 2002 tiếp tục ổn định và tăng trưởng


Hà Nội (TTXVN 3/1/2003)

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức do thiên tai dồn dập trên diện rộng ở trong nước và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, kinh tế-xã hội Việt Nam trong năm 2002 tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng ở hầu hết các ngành và các lĩnh vực chủ yếu. Sự tăng trưởng liên tục đã cho thấy tính vững chắc và ổn định của phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong mọi điều kiện và tác động từ bên ngoài.

Việt Nam không bán phá giá cá tra, cá ba sa

Hà Nội (TTXVN 3/1/2003)

Việc Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) vu cáo Việt Nam bán phá giá cá tra và cá ba sa vào thị trường Hoa Kỳ gây phương hại tới thương mại và lợi ích của người sản xuất và tiêu dùng của cả hai bên, ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ thương mại Việt Nam khẳng định.

Ngày 3/1, trao đổi với các phóng viên báo chí trong nước về vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa, ông Lương Văn Tự một lần nữa khẳng định, Việt Nam chưa bao giờ bán phá giá cá tra và cá ba sa vào bất cứ thị trường nào.

Pages