"Cần tiếp tục có những bứt phá mới trong hoạt động đối ngoại"

BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO NGUYỄN DY NIÊN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BÁO NHÂN DÂN

Nhân dịp đất nước bước sang năm mới 2003, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã trả lời phỏng vấn của báo Nhân Dân về thành tựu của công tác đối ngoại trong năm qua và hoạt động đối ngoại trong thời gian tới của Việt Nam

PV: Thưa Bộ trưởng, năm 2002, nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện. Xin Bộ tr­ởng cho biết khái quát về những thành công của hoạt động đối ngoại trong năm qua?

Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên: Trong điều kiện tình hình thế giới và khu vực năm qua tiếp tục diễn biến phức tạp với không ít tác động tiêu cực, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đó rất đáng tự hào, tạo tiền đề, động lực và niềm tin cho chúng ta vững bước trên con đường phát triển mà Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra và vượt qua những thử thách trong thời gian tới.

Với sự chỉ đạo và tham gia trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ và tham gia tích cực của các ngành, các tổ chức quần chúng, xã hội và các tỉnh, thành phố trong cả n­ớc, hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta năm qua đã đóng góp xứng đáng vào những thành tựu đó.

Thứ nhất, thành tích đối ngoại nổi bật và tổng quát nhất trên cơ sở kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và tăng cường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là đã góp phần quan trọng vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta tiếp tục cải thiện và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các đối tác và các khu vực trên thế giới, thể hiện qua các chuyến thăm quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư tới LB Nga, Belarus và Nhật Bản, của đồng chí Chủ tịch nước đến các nước châu Phi và Pháp, của Thủ tướng Chính phủ đến các nước Tây - Bắc Âu và Mỹ la-tinh, của đồng chí Chủ tịch Quốc hội đến Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông - Nam Á; cũng như nhiều đoàn cấp cao các nước thăm Việt Nam.

Thứ hai, hoạt động đối ngoại phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù kinh tê thế giới khó khăn, cộng đồng quốc tế và các tổ chức quốc tế đã cam kết trợ giúp nước ta 2,5 tỷ USD cho năm 2003, tăng gần 3%. Chúng ta đã tranh thủ được một nguồn ngoại lực đáng kể cho đất nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ vụ kinh tế đối ngoại, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam, mở thêm thị trường mới, xuất khẩu có khả năng đạt mức tăng trưởng khoảng 8,2%, quảng bá và phát triển du lịch đạt hơn 2,5 triệu l­ợt khách du lịch, đẩy mạnh hợp tác lao động quốc tế tạo việc làm cho khoảng 40.000 ng­ời, đồng thời tiếp bước vững chắc trên con đường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Việc tăng cường quan hệ chính trị, trao đổi đoàn ở cấp cao, những hiệp định pháp lý song phương và định ­ớc quốc tế mà chúng ta đã ký kết và tham gia năm qua đã củng cố, cải thiện và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các mối quan hệ hợp tác của chúng ta với nước ngoài, trong đó đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác về văn hóa, giáo dục và đào tạo.

Thứ ba, chúng ta đã xử lý kịp thời và hợp lý những vấn đề đối ngoại mới nảy sinh, nhờ vậy bảo vệ đ­ợc lợi ích quốc gia dân tộc, đồng thời khẳng định và thực hiện trách nhiệm của nước ta với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế trong những vấn đề cấp thiết và nổi bật của thế giới và khu vực. Sự tham gia chủ động, tích cực, xây dựng và đầy trách nhiệm của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, khu vực trong năm qua, như Hội nghị cấp cao Francophonie (Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp) tại Lebanon, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Á - Âu lần thứ IV (ASEM-IV) tại Đan Mạch, Hội nghị cấp cao APEC tại Mexico, các hội nghị của LHQ,... đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sức sống và hiệu quả thiết thực của các diễn đàn đó.

Việt Nam không chỉ được coi là một trong những nơi ổn định và an ninh nhất trên thế giới trong thời gian qua, mà còn ngày càng chứng tỏ một cách thuyết phục là bạn và đối tác tin cậy của các n­ớc và các khu vực. Vị thế và uy tín của Việt Nam tiếp tục được tăng cường trên trường quốc tế. Việc các nước tiền nhiệm ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ V (ASEM-V) vào năm 2004 và Hội nghị cấp cao APEC năm 2006 thể hiện sinh động và thuyết phục thực tế đó.

Thứ tư, chúng ta cũng đã đạt được tiến bộ tích cực trong công tác thông tin văn hóa đối ngoại, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, và đặc biệt, trong hoạt động đối ngoại nhân dân với hình thức ngày càng đa dạng và phong phú hơn, hiệu quả ngày càng cao và thiết thực hơn. Những cố gắng của chúng ta đã giúp cho thế giới hiểu đúng và đầy đủ hơn về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối đối nội và đối ngoại của chúng ta.

Thông qua các biện pháp, chính sách mới và bằng tiếp xúc ở các cấp với các nước sở tại, chúng ta đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định và vững mạnh, duy trì các mối liên hệ tình cảm với quê hương và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp sức mình vào việc xây dựng đất nước.

Chúng ta tự hào về những gì đã đạt được, nhưng đồng thời cũng ý thức sâu sắc về nhiệm vụ đối ngoại của đất nước trong thời gian tới. Nhưng với sự chỉ đạo và với bản lĩnh đối ngoại vững vàng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, với những thành quả đối ngoại chúng ta đã đạt được từ nhiều năm nay, được bổ sung bằng thành tựu đối ngoại của năm qua, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng sẽ đạt đ­ợc những thành tích to lớn hơn và có ý nghĩa hơn trên lĩnh vực đối ngoại trong thời gian tới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

PV: Đề nghị Bộ trư­ởng cho biết những hoạt động đối ngoại quan trọng sắp tới thể hiện sự chủ động của nước ta trong hội nhập khu vực và quốc tế, trước hết là về kinh tế, đặc biệt là việc thực hiện AFTA và chuẩn bị gia nhập WTO?

Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên: Năm 2003 cũng sẽ là một năm rất quan trọng đối với hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đối ngoại đã đ­ợc Đại hội IX của Đảng thông qua trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục chuyển biến sâu sắc, hoạt động đối ngoại cần phải tiếp tục có những bứt phá mới, tiếp tục tạo ra những bước phát triển mới có tính chất cơ bản và ý nghĩa lâu dài trong quan hệ với các đối tác quan trọng. Cùng với các ngành khác, hoạt động đối ngoại phải góp phần giúp cho đất nước đứng vững trước mọi phong ba bão táp, vượt qua mọi thử thách, tranh thủ mọi cơ hội để phát triển bền vững và ổn định, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, trước hết về kinh tế, là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Quá trình thực hiện chính sách này cho tới nay đã đem lại nhiều kết quả tích cực và góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của đất nước. Thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục tăng cường chủ động hội nhập khu vực và quốc tế theo lộ trình, phù hợp khả năng và đáp ứng yêu cầu của chúng ta cho từng thời kỳ phát triển của đất nước. Chúng ta coi chủ động hội nhập khu vực và quốc tế còn là thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của nước ta đối với khu vực và thế giới, có lợi cho nước ta, đồng thời có lợi cho khu vực và thế giới. Trong tinh thần đó, chúng ta sẽ chủ động tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần vào việc giải quyết các vấn đề của khu vực và toàn cầu.

Việc thực hiện AFTA và chuẩn bị gia nhập WTO là hai dự án lớn của nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế mà năm qua chúng ta đã đạt được tiến bộ đáng khích lệ. Còn rất nhiều việc phải làm cả ở trong nước và đàm phán với các đối tác để Việt Nam tham gia vào WTO theo đúng lộ trình thời gian đã đặt ra, dù rằng, sự tham gia này không chỉ có tác động thuận. Nh­ng về phương diện kinh tế, thương mại và đầu tư thì đó sẽ là những dấu mốc lớn và quan trọng đối với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước ta. Đến nay, chúng ta đã chuyển hơn 4.700 dòng thuế thực hiện AFTA và dự kiến chuyển tiếp 1.440 dòng thuế còn lại vào năm 2003 để đến năm 2006 sẽ cắt giảm thuế xuất nhập khẩu của toàn bộ các dòng thuế thực hiện AFTA xuống mức từ 0 đến 5%. Chúng ta đã tiến hành vòng đàm phán thứ 5 với Nhóm công tác về Việt Nam gia nhập WTO. Chúng ta đã bắt đầu đàm phán song phương với 15 trong số 21 nước thành viên WTO yêu cầu đàm phán song phương với ta. Năm 2003, chúng ta sẽ đẩy mạnh sự chuẩn bị về nhân sự, pháp lý và tổ chức trong nước để tham gia vào AFTA và nhanh chóng hoàn tất các vòng đàm phán song phương cũng như với các nhóm đối tác để gia nhập WTO.

Những kinh nghiệm từ những công việc chuẩn bị này cũng như từ sự tham gia vào AFTA và WTO rất có giá trị đối với toàn bộ quá trình hội nhập quốc tế của đất nước ta.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.