Chuẩn bị thành lập Trung tâm Giao dịch Chúng khoán Hà Nội



Hà Nội (Ttxvn 31/1/2001)

* Theo ủy ban chứng khoán Nhà nước, đề án thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã được ủy ban xây dựng xong và dự kiến Trung tâm có thể đi vào hoạt động vào nửa đầu năm 2001.

Hiện ủy ban đã chuẩn bị xong về nhân sự, trụ sở cho Trung tâm giao dịch. Hai Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nối mạng với nhau để thống nhất trong khâu giao dịch, niêm yết và sử dụng chung một hệ thống thanh toán lưu ký.

Chiến luọc y tế dự phòng của Việt Nam




Hà Nôi ( Ttxvn 29/1/2001)
Trong giai đoạn 2001-2010, Việt Nam cố gắng đảm bảo giám sát được dịch tễ học các bệnh viêm màng não và viêm phổi cấp do Haemophilus Influenzae và màng não cầu khuẩn, sốt xuất huyết, Viêm não Nhật Bản; khống chế tiến tới thanh toán một số bệnh dịch nguy hiểm như dịch hạch, tả, dại, uốn ván, Bạch hầu...

Phát triển đàn gia súc, gia cầm trong chăn nuôi hàng hoá



Hà Nội (Ttxvn 29/1/2001)
Năm 2001, Việt Nam sẽ tiếp tục nâng mức đầu tư, đổi mới công nghệ để phát triển mạnh chăn nuôi hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm cân đối giữa chăn nuôi và trồng trọt.

Về con lợn, ngành nông nghiệp phấn đấu đưa tổng đàn lên 21 triệu con, tăng hơn 1,5 triệu con so với năm 2000, trong đó có khoảng 17 triệu con lợn thịt, theo hướng tỷ lệ nạc cao để phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, cả nước có khoảng 7 triệu lợn thịt có tỷ lệ nạc cao.

Việt Nam tích cuc phát triển năng luong mới bảo vệ môi truòng



Hà Nội (Ttxvn 28/1/2001)
Việt nam đang cố gắng đẩy mạnh việc hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, phát triển và sử dụng các nguồn nhiên liệu mới ít tác động đến môi trường, thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết.

Phát triển các ngành nghề nông thôn



Hà Nội(Ttxvn 28/1/2001)
Thời gian gần đây, sự phát triển nghề và làng nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn và góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Khuyến khích ngời Việt ở nưuoc ngoài đầu tưu về nuớc



Hà Nội(Ttxvn 27/1/2001)
Đề án tổng thể về việc áp dụng chính sách giá dịch vụ, giá vé đi lại trên phương tiện giao thông vận tải cho người Việt Nam ở
nước ngoài như công dân trong nước hiện đang được Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Ngoại giao cùng các bộ ngành có liên quan xây dựng, dự kiến sẽ được hoàn thành vào quý I năm 2001, ông Nguyễn Đình Bin, Chủ nhiệm ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã cho biết như vậy.

Tăng cưuong đầu tưu và đổi mới chính sách xã hội



Hà Nội(Ttxvn /11/2000)
15 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển xã hội nhờ có sự đổi mới tư duy trong việc hoạch định và thực hiện chính sách xã hội. Bà Nguyễn Thị Hằng, Bộ
Trưởng Bộ Lao động và Thương binh Xã hội đã đánh giá vậy trên Tạp chí Lao Động và Xã hội tháng 12/2000.

Dưu kiến 50,000 chuyên gia và lao động đi làm việc ở nước ngoài


Hà Nội (Ttxvn 26/1/2001)
Năm 2001, cả nước phấn đấu đưa 50.000 lao động di làm việc có thời hạn ở nước ngoài, ông Trần Văn Hằng, Cục trưởng Cục quản lý Lao động với nước ngoài cho biết nhưu vậy.

Theo ông Hằng, để đạt được mục tiêu đề ra, cần phải mở rộng hơn nữa quy mô cung ứng lao động sang những địa bàn mới. Các thị trường lao động hiện có như Lào, Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan, Ly Bi sẽ tiếp tục được ổn định và phát triển. Đồng thời sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển thị trường Liên Bang Nga, các

Cơ hội xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ



Hà Nội (Ttxvn 26/1/2001)
Theo dự báo của Bộ Thương mại, từ nay đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ tăng khoảng 30-35%/năm, đạt 2,8 đến 3 tỷ Usd vào năm 2005.

Năm 2000, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ với việc hai nước ký Hiệp định thương mại song phương (tháng 7/2000). Hiệp định nay đã mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào một trong những thị
trường lớn nhất thế giới.

Các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tưu nớc ngoài



Hà Nội (Ttxvn 24/1/2001)

Để nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 và thời gian tiếp theo, nhà nước tiếp tục nghiên cứu và xây dựng những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung vào một số nhóm giải pháp chính.

Pages