Việt Nam Công bố Sách Trắng về Tôn Giáo
Chiều 1/2, tại Hà Nội, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo công bố Sách Trắng về "Tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam" nhằm giúp cho nhân dân trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế hiểu hơn về tình hình sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam cũng như chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với công tác tôn giáo.
Sách Trắng đã khẳng định "Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đại đoàn kết toàn dân với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung.
Ông Nguyễn Thế Doanh, Phó Ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ, đã khẳng định: đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, vì vậy Nhà nước Việt Nam có những chính sách phục vụ cho những nhu cầu đó. "Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đại đoàn kết toàn dân với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung."
VNA
Toàn văn Sách Trắng về Tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam
Ông Doanh cũng thừa nhận, do sự phát triển của các vùng miền có khác nhau, sự nhận thức về sinh hoạt tôn giáo của một số cán bộ tại một số địa phương chưa đầy đủ vì vậy, có những lúc, những nơi vẫn chưa thực hiện tốt chính sách tôn giáo. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức hàng ngàn lớp tập huấn cho cán bộ các địa phương, các chức sắc tôn giáo về chính sách tôn giáo; phát hành hàng chục vạn tài liệu tuyên truyền về chính sách tôn giáo, trong đó có những tài liệu được in bằng các thứ tiếng dân tộc như Khmer, Hoa...
"Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, vì vậy Nhà nước Việt Nam có những chính sách phục vụ cho những nhu cầu đó."
Giới thiệu hai văn bản về Tôn giáo gần đây nhất là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được thực thi từ 15/11/2004 và Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh này, vị đại diện của Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định đây là văn bản thể hiện chính sách dân chủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Sách Trắng có 86 trang, gồm 3 chương. Chương I giới thiệu về tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam trong đó giới thiệu vài nét về tin ngưỡng và tôn giáo Việt Nam; các tôn giáo Việt Nam.
Chương II đề cập Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng tôn giáo bao gồm các phần: Chủ tịch Hồ Chí Minh với tín ngưỡng, tôn giáo; chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo; nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; kết quả việc thực hiện chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam đối với tin ngưỡng, tôn giáo; và các tôn giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc.
Chương III nói về Quan hệ quốc tế của các tôn giáo giới thiệu về quan điển của Nhà nước Việt Nam về quan hệ quốc tế của các tôn giáo và quan hệ quốc tế của các tôn giáo.
Ở Việt Nam hiện có 6 tôn giáo đang tồn tại với khoảng 20 triệu tín đồ. Trong đó có khỏang 10.000.000 tín đồ Phật giáo; 6 triệu tín đồ Công giáo; gần 66,7 ngàn tín đồ đạo Hồi. Trong số bốn tôn giáo du nhập vào Việt Nam, Đạo Tin lành đến muộn nhất, vào khoảng cuối thế kỷ XIX, hiện có gần 6,4 ngàn tín đồ.
Có hai tôn giáo nội sinh từ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân là đạo Cao Đài, thành lập vào đầu thế kỷ XX, hiện có gần 2,3 triệu tín đồ và Phật giáo Hoà hảo vào năm 1939, hiện có trên 1,2 triệu tín đồ.
Ông Doanh cũng thông báo trong năm nay sẽ có thêm hai tôn giáo nữa được công nhận là Tịnh độ cư sĩ Phật hội và Tứ Ân hiếu nghĩa. Hiện có khoảng trên 2 triệu tín đồ đang theo hai tôn giáo này.