NFN trả lời về việc UNHCR tạm ngưng việc hồi hương trở về VN


Ngày 25 tháng 2 năm 2002, Ngưuời Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phan Thuý Thanh trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên: Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về những thông tin nói rằng UNHCR tạm ngừng việc hồi hương người dân tộc ít người ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Căm-pu-chia về Việt Nam?

Tra lời:

Theo các nguồn tin nước ngoài, vừa qua UNHCR tuyên bố tạm ngừng việc hồi hưupng những người dân tộc ít người ở Tây Nguyên đã vượt biên trái phép sang Căm-pu-chia. UNHCR đã viện dẫn một số lý do. Lý do thứ nhất là "Việt Nam và Căm-pu-chia đã không tôn trọng thoả thuận ba bên ngày 21/1/2002 giữa Việt Nam - Căm-pu-chia - UNHCR khi Việt Nam và Căm-pu-chia nhất trí hoàn thành việc hồi hương những người dân tộc ít người vượt biên trái phép sang Căm-pu-chia chậm nhất là trước khi bắt đầu mùa mưa năm 2002". Lý do thứ hai là "Việt Nam đã cử đoàn các quan chức chính phủ đến thăm những người này tại các lán trại ở Căm-pu-chia"!

Về lý do đầu tiên, chúng tôi thấy cần khẳng định rằng: Thoả thuận ba bên đã lấy ngày 31/5/2002 làm mốc để kiểm điểm toàn bộ quá trình hồi hương. Như vậy, việc Việt Nam và Căm-pu-chia tỏ quyết tâm phấn đấu và hợp tác với UNHCR để đưa những người này về trước khi mùa mưa đến là hoàn toàn nằm trong khuôn khổ thời gian của thỏa thuận ba bên và xuất phát từ thực tế là cuộc sống của bà con hiện đang rất khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, sẽ càng trở nên khốn khổ trong mùa mưa, và việc đưa bà con về trong mùa mưa cũng hết sức khó khăn. Nếu xuất phát từ tôn chỉ, mục đích của mình là tinh thần nhân đạo thì UNHCR phải phối hợp cùng với Việt Nam và Căm-pu-chia sớm hoàn tất việc hồi hươưng này trước mùa mưa chứ không phải dùng vấn đề này làm cái cớ để làm ngưng trệ hoặc trì hoãn việc thực hiện thoả thuận nói trên.

Về lý do thứ hai, chúng tôi cho rằng chính UNHCR cũng đã hiểu rằng những người ra đi đó là công dân Việt Nam, hầu hết họ đều muốn trở về quê hương và họ không phi là những người tị nạn. Vì vậy, chính quyền các cấp và gia đình của những người vượt biên trái phép sang Căm-pu-chia đương nhiên có trách nhiệm với công dân và thân nhân của mình. Đoàn các quan chức chính quyền địa phương và gia đình của họ sang thăm thân nhân nhằm mang đến cho bà con những thông tin xác thực, đầy đủ về quê hươưng cũng như những chính sách của Nhà nước Việt Nam đã được công bố đối với họ. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và tinh thần nhân đạo của thoả thuận ba bên. Chuyến thăm đó diễn ra với sự có mặt của nhân viên UNHCR, vì vậy hoàn toàn minh bạch và UNHCR không có lý do gì để lo ngại về điều đó. Điều đáng ngạc nhiên là bà con ở các lán trại này hầu như chưa biết gì về nội dung của thoả thuận ba bên. Hơn nữa, trước đó nhiều lần có các quan chức ngoại giao của một nước không trực tiếp có liên quan đến thoả thuận ba bên đến thăm và có những phát biểu thiếu thiện chí, trái với tinh thần thoả thuận ba bên thì phía UNHCR lại không có bất cứ bình luận gì.

Để quá trình hồi hưng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng như các bên mong muốn, Việt Nam sẵn sàng cùng UNHCR và
Căm-pu-chia bàn bạc để tìm biện pháp cụ thể và thiết thực, xoá bỏ những trở ngại không cần thiết trong quá trình thực hiện thoả thuận ba bên./.