Xét xử vụ án" Tổ chưc nguời trốn đi nuớc ngoài"
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phan Thuý Thanh trả lời phóng viên ngày 29/1/2002 :
Phóng viên Tạp chí Time hỏi: Liên quan đến việc bốn người ở Gia Lai bị tuyên phạt tù từ 3 năm rưỡi đến 6 năm rưuỡi vì đã tổ chức đưa người vượt biên trái phép (đăng trên báo Nhân Dân sáng ngày 28/01/2002), người ta lo ngại 1.000 người vượt biên trái phép sang Căm-pu-chia đang chuẩn bị trở về Việt Nam sẽ bị đe dọa và hạch sách và việc xét xử này có thể là một sự cảnh cáo đối với những người trở về. Xin cho biết phn ứng của Chính phủ Việt Nam về việc này? Liệu có ai trong số 1.000 người hồi hương sắp tới sẽ bị truy tố không?
Trả lời: Ngày 25 tháng 01 năm 2002, Toà án Nhân dân huyện Chư Sê (Gia Lai) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai hai vụ án "Tổ chức ngưuời trốn đi nước ngoài". Tại hai phiên tòa này, 4 bị cáo đã khai nhận những tội lỗi của mình trong việc tổ chức
người trốn đi Căm-pu-chia.
Các vụ xét xử nói trên nhằm trừng phạt nghiêm khắc những kẻ đứng ra tổ chức, lôi kéo người khác trốn đi nước ngoài. Chính những kẻ này đã làm đảo lộn cuộc sống bình thường của đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy họ vào cảnh sống hết sức khó khăn, tạm bợ trong các lán trại ở biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia và gây ra tình hình xáo trộn tại các vùng biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Các vụ xét xử này cũng là nhằm thực hiện những cam kết của Chính phủ Việt Nam về hạn chế việc di cư trái phép tại các diễn đàn quốc tế, khu vực và liên khu vực về di cư.
Những người vượt biên trái phép là những người dân vô tội, do thiếu hiểu biết nên bị kích động, dụ dỗ, lôi kéo để rồi bỏ quê hương với hy vọng được định cư ở nước thứ ba. Tại biên bản cuộc họp ba bên Việt Nam, Cam-pu-chia và Cao uỷ của Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR) ngày 21/1/2002, Việt Nam đã khẳng định những người trở về sẽ được tiếp nhận một cách an toàn và tôn trọng nhân phẩm. Những người trở về sẽ không bị trừng phạt hoặc phân biệt đối xử vì những lý do liên quan đến việc ra đi của họ. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện và thực hiện một số biện pháp giúp bà con hồi hương ổn định cuộc sống, tái hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng ở quê hương.