Chủ tịch IDG: tại VN có nhiều cơ hội làm ăn

Báo Người Lao động, 26/3/2004

Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) tại VN vừa chính thức khai trương chi nhánh tại toà nhà Hanesc 152 Thụy Khê Hà Nội. Ông Patrick J. McGovern- Chủ tịch tập đoàn IDG toàn cầu đã tham dự lễ khai trương này nhân chuyến viếng thăm và làm việc tại VN trong 3 ngày từ 23 đến 26 tháng 3 năm 2004.

Trao đổi với báo giới ngày 26-3, ông Patrick J. McGovern cho biết: chi nhánh Hà Nội cũng sẽ là nơi đặt trụ sở Công ty đầu tư mạo hiểm-IDG Ventures Vietnam- quản lý những dự án đầu tư mạo hiểm của IDG tại VN. Dự kiến trong tháng 5-6/2004 IDG sẽ chọn lựa công ty đầu tiên để đầu tư. Quỹ đầu tư mạo hiểm được ông Patrick J. McGovern đề cập đến trong chuyến thăm VN vào tháng 7-2003. Quỹ sẽ dành khoảng 100 triệu USD để tài trợ cho các sinh viên, doanh nghiệp VN có ý tưởng tốt về công nghệ nhưng chưa đủ lực để đưa ra ứng dụng. Số tiền này sẽ được IDG phân bổ cho 30-40 công ty để tạo ra khoảng 10.000- 12.000 công nhân chất lượng cao.

+ Phóng viên: Cách thức đầu tư của IDG vào các công ty này như thế nào?

- Ông Patrick J. McGovern: Chúng tôi sẽ đầu tư trực tiếp vào các công ty này chứ không cho vay hay kết hợp với công ty nào khác. Trong giai đoạn đầu tiên chúng tôi có thể đầu tư khoảng 500 nghìn đến 2 triệu USD, giai đoạn 2 tiếp theo là 2 triệu đến 4 triệu USD, giai đoạn 3 là từ 4 triệu đến 5 triệu USD. Khi chúng tôi nhận thấy công ty này có đủ khả năng phát triển thì con số đầu tư sẽ là 10 triệu USD cho một công ty.

+ Công ty mà IDG sẽ lựa chọn để đầu tư sẽ phải có những tiêu chuẩn nào?

Trong thời gian tới IDG sẽ đầu tư khoảng 20 triệu USD để đầu tư vào sản xuất ấn phẩm về công nghệ thông tin ở VN. IDG đã có 12 năm kinh nghiệm làm về xuất bản ở VN và 24 năm ở Trung Quốc. Ở VN có nhiều điều kiện giống như Trung Quốc vì vậy việc xuất bản ấn phẩm ở VN cũng có thể phát triển như Trung Quốc.

- Tiêu chí đầu tiên là khả năng và năng lực của các công ty đó, chúng tôi phải nhìn nhận xem đội ngũ nhân viên của công ty đó làm việc như thế nào, họ có khả năng đối đầu với những rủi ro, có khả năng tự mình xoay chuyển các tình thế không? Phong cách của người giám đốc điều hành cũng sẽ là điều quan trọng trong sự lựa chọn của chúng tôi. Thứ hai là khả năng tăng trưởng của công ty sau khi IDG đã đầu tư, sản phẩm công ty đó cung cấp ra thị trường như thế nào? Ngoài ra, chúng tôi còn đánh giá khả năng tiếp nhận môi trường mới, sức cạnh tranh để có thể chiến thắng các đối thủ. Mục đích của chúng tôi khi đầu tư vào những công ty này là sau khoảng 5- 7 năm sau có thể trở thành những công ty lớn đủ khả năng niêm yết tên trên các thị trường chứng khoán thế giới...Ngoài ra, sau 1 thời gian họ có thể sử dụng lợi nhuận họ thu được tái đầu tư vào các công ty mới ở VN.

+ Tiêu chí nào để ông đánh giá VN là một thị trường đầu tư tốt?

- Người VN rất thông minh cần cù và chịu khó đấy là yếu tố quan trọng để có thể thành công trong tương lai. Thứ hai là Chính phủ đã có những nhận thức cởi mở hơn về vai trò của tư nhân trong phát triển kinh tế, Chính phủ có nhiều biện pháp hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.

+ Ông có nhận xét gì về các thủ tục đầu tư ở VN hiện nay? Khi vào đầu tư ở các nước khác các ông có phải tiến hành các cuộc gặp riêng với từng Bộ ngành như ở VN không?

- Về thủ tục đầu tư ở VN và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng nhau. Chúng tôi đến Trung Quốc từ những năm 1980, khi đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc vẫn còn mới mẻ. Là những công ty đầu tư vốn rủi ro đầu tiên ở Trung Quốc chúng tôi cũng phải tiếp xúc và gặp gỡ rất nhiều các bộ ngành có liên quan... VN cũng có nhiều hạn chế cho các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hạn như quy định về các công ty cổ phần các công ty nước ngoài đầu tư vào chỉ chiếm tối đa là 30%. Tuy nhiên, tôi nhận thấy VN đang rất cố gắng trong việc đơn giản hóa các thủ tục đầu tư.

+ Là một nhà đầu tư về công nghệ thông tin và truyền thông, ông thấy lượng thông tin về môi trường đầu tư của VN ra thế giới như thế nào? Các nhà đầu tư có tiếp cận được nhiều không?

Chúng tôi rất ấn tượng bởi trong các cuộc tiếp xúc với các quan chức cấp cao ở VN có đưa ra một thông tin sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD để đầu cho việc giáo dục khoảng 1 triệu sinh viên theo học công nghệ thông tin để từ đó các sinh viên này có thể truyền lại kiến thức cho khoảng 20 triệu người khác. IGD cũng đã lập một Quỹ học bổng 500 suất kéo dài trong 10 năm dành cho các sinh viên công nghệ thông tin suất sắc.

- Một trong những nguyên nhân làm người ta hiểu nhầm là nhiều người cứ giữ trong đầu những điều đã biết trong quá khứ. Những người đã đến VN lâu rồi chưa quay trở lại VN nên họ không biết những thay đổi rất tốt ở VN. Ở các nước trên thế giới muốn thu hút được vốn đầu tư nước ngoài họ rất chú trọng đến đẩy mạnh thông tin ra nước ngoài....Thông tin về VN ra thế giới còn rất ít. Vì vậy, phương thức của chúng tôi là sẽ cung cấp cho họ hình ảnh thực tế về sự phát triển kinh tế VN hiện nay, sự tăng trưởng về DGP hàng năm, số lượng người được đào tạo về công nghệ thông tin tăng lên hàng năm..

Chúng tôi có thể giải thích cho thế giới biết rằng: thời điểm này là rất thích hợp để họ có thể đầu tư vào VN. Hãy đến VN bây giờ các anh sẽ có rất nhiều cơ hội làm ăn.

Ngọc Lan thực hiện