Hậu quả chất độc da cam
Theo Asia Times Online ngày 10/7, sau hơn 30 năm, tác hại của chất độc màu da cam do quân đội Mỹ rải ở VN đối với sức khoẻ của cựu binh Mỹ và gia đình họ cũng như đối với Việt Nam vẫn rất nặng nề. Những dị tật bẩm sinh vẫn còn ở thế hệ thứ 3 (cháu) của nạn nhân chiến tranh và không thấy dấu hiệu chấm dứt. Các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ riêng ở Việt Nam đã có khoảng 650.000 nạn nhân đang mắc những căn bệnh mãn tính và khoảng 500.000 ngời khác đã chết. Tại buổi thông báo tình hình ngày 9/7/2003 do Quỹ Hoà giải và phát triển thuộc tổ chức Oxfam America phối hợp với Uỷ ban phục vụ những người bạn Mỹ tổ chức, tiến sĩ Wayne Dwernychuk, Phó Chủ tịch của tổ chức Hartfield Associates có trụ sở tại Vancouver thì "đây không phải là vấn đề của lịch sử mà là vấn đề có những hậu quả lâu dài cần phải giải quyết. Tại Mỹ, các nạn nhân nhiễm chất độc da cam cùng với gia đình họ đã đấu tranh đòi đền bù suốt từ thập kỷ 70 và một số kết quả đạt được đều ngoài sự phán quyết của toà án do thủ tục và tương lượng kéo dài. Tuần tới, Hạ nghị sĩ Lane Evans (DC-Illinois) sẽ đưa ra Uỷ ban Cựu binh của Hạ viện một dự luật tập trung vào việc giúp đỡ con của các cựu binh Mỹ chiến đấu ở Việt Nam. Một dự luật rộng rãi hơn có thể đợc giới thiệu vào năm tới. Trong khi buộc phải có trách nhiệm đối với lính Mỹ, chính phủ Mỹ tỏ ra ít quan tâm đến nạn nhân Việt Nam. Trong suốt thời gian dài, Mỹ không thừa nhận liên hệ giữa các bệnh mãn tính của cựu binh Mỹ với chất diệt cỏ. Năm 1988 do sức ép của cựu tư lệnh lực lượng hải quân Mỹ chiến đấu ở Việt Nam E. Zumwalt, Bộ Quốc phòng thừa nhận mối liên hệ giữa chất độc da cam với 28 căn bệnh cấp tính. Cũng trong năm 1988, trong thư gửi một nghị sĩ quốc hội đang điều tra về chất độc da cam, tiến sĩ James Clary của quân đội Mỹ thừa nhận "khi chúng ta bắt đầu chương trình rải chất diệt cỏ vào những năm 60, chúng ta biết rõ sức tàn phá tiềm tàng của chất độc này do có chứa dioxin. Thế nhưng không ai trong chúng ta quan tâm đúng mức vì chất độc này sắp được sử dụng chống lại kẻ thù".
------------------
Ngày 9/7, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Mark Burton cho biết ông vừa chuyển cho Uỷ ban Y tế Quốc hội New Zealand một báo cáo của quân đội Australia mô tả chi tiết một sự kiện xảy ra vào năm 1967 trong thời kỳ chiến tranh VN, theo đó lính New Zealand bị tiếp xúc trực tiếp với chất độc màu da cam rải từ máy bay. Bản báo cáo này (đề tháng 5/82) đã ghi chép lại việc ngày 15/9/67, một tiểu đoàn hỗn hợp Australia-New Zealand dính trực tiếp chất độc da cam rải từ máy bay. Bộ Quốc phòng New Zealand cho biết không có đủ bằng chứng để phủ nhận hay xác định bản báo cáo này và BQP sẽ tiếp tục tìm kiếm trong hồ sơ lưu trữ các sự kiện binh lính tiếp xúc trực tiếp với chất độc hóa học. Hồi tháng trước Bộ trởng QP New Zealand đã xác nhận hàng triệu lít chất diệt cỏ đã được rải ở tỉnh Phước Tuy trong thời gian từ năm 1965-1971, khu vực có lính New Zealand hoạt động.
Hiện trong Quốc hội New Zealand đang có sự ủng hộ mạnh mẽ việc điều tra về sự kiện này.