Nội dung nghị quyết thông qua tại Hội Nghị TW 7
I - Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh: Đã đánh giá thực trạng tình hình khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong hơn 16 năm đổi mới vừa qua, Hội nghị khẳng định: nhìn chung, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã được mở rộng hơn, nội dung phong phú, đa dạng hơn. Đó là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, khối đại đoàn kết dân tộc, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân tuy đã được chăm lo củng cố và phát triển, nhưng chưa thật bền chặt và đang đứng trước những thách thức mới: lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân dân chưa vững chắc, có phần vì đời sống còn nhiều khó khăn, vì bất bình trước những bất công xã hội, trước tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn khá phổ biến và nghiêm trọng, kỷ cương, pháp luật nhiều lúc, nhiều nơi bị buông lỏng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp. Các vụ khiếu kiện đông người vẫn còn nhiều, có lúc, có nơi gay gắt; hệ thống chính trị ở cơ sở còn yếu kém về nhiều mặt. Những hạn chế, yếu kém trên do nhiều nguyên nhân: Đảng chưa phân tích và dự báo đầy đủ những biến đổi trong cơ cấu giai cấp - xã hội và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong nội bộ nhân dân. Nhiều tổ chức Đảng, chính quyền còn coi nhẹ công tác dân vận. ở một số nơi, cấp uỷ Đảng còn mất đoàn kết, buông lỏng nguyên tắc tập trung dân chủ. Một số chủ trương, chính sách chưa thể hiện đầy đủ, cụ thể quan điểm đại đoàn kết dân tộc. Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân nhiều nơi còn hình thức và nặng nề hành chính, không sát dân. ở một số nơi, cấp uỷ Đảng còn mất đoàn kết, một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên suy thoái về lối sống và đạo đức, làm giảm sút vai trò hạt nhân lãnh đạo. Lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền của một bộ phận nhân dân làm xói mòn tình làng, nghĩa xóm; ý thức công dân, ý thức chấp hành kỷ cương, chính sách, pháp luật còn nhiều yếu kém.
Hội nghị xác định mục tiêu trong thời gian tới là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hội nghị cũng đã xác định rõ những quan điểm lớn trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, Hội nghị đã nhấn mạnh những chủ trương, giải pháp chủ yếu nhằm củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một là, xây dựng những định hướng chính sách nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc (cả những định hướng chính sách chung và những định hướng chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội). Hai là, đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ, đồng thời coi trọng giữ gìn kỷ cương, kỷ luật; phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, động viên nhân dân xây dựng chính quyền Nhà nước trong sạch, vững mạnh; xây dựng phong cách, tác phong công tác cán bộ, công chức chính quyền "của dân, do dân, vì dân". Ba là, mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai trò mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Bốn là, tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Năm là, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh làm hạt nhân lãnh đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.
II - Về công tác dân tộc: Hội nghị đã đánh giá khái quát thành tựu công tác dân tộc trong những năm đổi mới: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản được thể hiện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội. Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. Nền kinh tế nhiều thành phần ở miền núi và các vùng dân tộc từng bước được hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế từng bước đợc chuyển dịch theo sản xuất hàng hoá. Đời sống của đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt. Tình hình chính trị, trật tự xã hội cơ bản được ổn định; an ninh quốc phòng đợc giữ vững. Bên cạnh đó, công tác dân tộc trong thời gian qua còn những hạn chế, yếu kém: Nhìn chung, nền kinh tế ở miền núi và các vùng dân tộc còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ đói nghèo ở nhiều vùng dân tộc và miền núi còn rất cao so với bình quân chung của cả nước. Một số bản sắc tốt đẹp trong văn hoá của các dân tộc thiểu số đang bị mai một. Chất lượng, hiệu quả về giáo dục và đào tạo còn thấp. Hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc và miền núi còn nhiều mặt yếu kém, v.v.
Về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, Hội nghị tập trung phân tích nguyên nhân chủ quan là: Nhận thức của các cấp, các ngành và của nhiều cán bộ, đảng viên về công tác dân tộc, chính sách dân tộc chưa đầy đủ, thiếu thống nhất. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa chủ động khơi dậy và phát huy nguồn lực của địa phương. Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có chính sách dân tộc ở các vùng dân tộc và miền núi còn nhiều yếu kém, khuyết điểm. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện. Cán bộ trong hệ thống Đảng và chính quyền các cấp còn quan liêu, xa dân, chưa sâu sát thực tế, chưa nắm bắt đợc tâm tư, nguyện vọng của đồng bào.
Hội nghị đã khẳng định những quan điểm cơ bản về công tác dân tộc; xác định mục tiêu cụ thể công tác dân tộc đến năm 2010. Hội nghị đã chỉ rõ những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách về công tác dân tộc: Một là, đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Trong những năm trước mắt tập trung giúp đồng bào nghèo, các dân tộc đặc biệt khó khăn giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ, tư liệu sản xuất, dịch vụ sinh hoạt tối thiểu; xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hai là, tiếp tục thực hiện các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hoá thông tin, tuyên truyền, hướng về cơ sở; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số; phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong văn hoá của các dân tộc. Ba là, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở vùng dân tộc và miền núi theo Nghị quyết Trung ương V khoá IX. Bốn là, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; không để xảy ra những "điểm nóng" về an ninh - trật tự xã hội ở vùng dân tộc và miền núi. Năm là, đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc cho phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Hội nghị xác định bốn nhóm giải pháp chủ yếu: nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức; nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; nhóm giải pháp về tổ chức và cán bộ; nhóm giải pháp về vận động quần chúng.
III- Về công tác tôn giáo: Hội nghị đã khẳng định: thực hiện các nghị quyết của Đảng và Nhà nước, công tác vân động đồng bào có đạo, các tín đồ, chức sắc… hưởng ứng tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã đạt nhiều tiến bộ và ngày càng có kết quả. Các tôn giáo đã xây dựng phương hướng hành đạo theo pháp luật. Các ngành và địa phơng đã chủ động, tích cực thực hiện các chủ trơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước. Nhìn chung, các tôn giáo được Nhà nước công nhận đã hoạt động theo hướng gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất tôn giáo ngày càng tăng, có nơi gay gắt, phức tạp. Ở một số nơi, nhất là các vùng dân tộc thiểu số, một số nhà tu hành đã lợi dụng tín ngỡng tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối.
Hội nghị chỉ rõ những yếu kém nêu trên là do: Công tác tôn giáo chậm đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, trong khi các thế lực thù địch ráo riết tranh thủ, giành giật, lôi kéo quần chúng, tín đồ. Một số cấp uỷ, chính quyền các cấp, một số cán bộ có trách nhiệm chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo. Có nơi chủ quan, nóng vội, giản đơn trong xử lý vấn đề tôn giáo. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo chậm được thể chế hoá. Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và hệ thống chính trị ở cơ sở còn yếu, việc giáo dục, tập hợp quần chúng còn hạn chế.
Hội nghị khẳng định những quan điểm về công tác tôn giáo và đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho chỉ đạo công tác tôn giáo trong thời kỳ mới. Hội nghị nhấn mạnh cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo" trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
- Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để phá hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ.
- Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Nhà nước ta.
- Tổng kết thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trơng chính sách đối với tôn giáo, trước mắt và lâu dài.
Hội nghị cũng đã xác định các giải pháp chủ yếu: tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, đề cao trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo; tăng cường công tác vân động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở, tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo; tăng cường công tác tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo.
IV- Về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong tời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Hội nghị đã khẳng định: Đường lối, chủ trương đổi mới chính sách và pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội. Đất đai đợc sử dụng có hiệu quả hơn. Đất xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dich vụ và xây dựng đô thị tăng tơng đối nhanh, bộ mặt đô thị thay đổi một bước theo hướng văn minh, hiện đại. Công tác quản lý nhà nước về đất đai có những tiến bộ bước đầu rõ rệt. Người sử dụng gắn bó nhiều hơn với đất đai. Quyền sử dụng đất đã bước đầu trở thành một nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Hội nghị chỉ rõ những hạn chế về hiệu quả sử dụng đất và tình trạng tuỳ tiện trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất; những yếu kém trong quản lý của Nhà nước về đất đai, để kéo dài tình trạng vi phạm nghiêm trọng pháp luật đất đai; những tác động tiêu cực của thị trờng bất động sản do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp và sự buông lỏng quản lý để tình trạng chuyển nhượng ngầm và sốt nhà đất gây nhiều khó khăn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là chưa phát huy tốt nguồn nội lực to lớn và quý giá về đất đai vào việc phát triển kinh tế - xã hội…
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém là do đất đai có nguồn gốc phức tạp; chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử; quản lý đất đai chuyển từ hành chính, bao cấp sang cơ chế thị trường kết hợp với biện pháp hành chính, đặt ra nhiều vấn đề mới. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là: một số chủ trơng, chính sách lớn rất quan trọng của Đảng chưa được thể chế hóa. Văn bản pháp luật về đất đai ban hành nhiều nhưng thiếu đồng bộ. Chưa nhận thức đúng mức đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là nguồn nội lực quan trọng và nguồn vốn to lớn của đất nước. Vai trò đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai chưa được xác định rõ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên tha hóa, đã lợi dụng chức quyền để trục lợi, tham nhũng trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội và gây bất bình trong nhân dân…
Hội nghị đã thống nhất các quan điểm chỉ đạo trong tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai: Một là, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật. Không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai. Hai là, đất là hàng hóa đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn, rất quý giá của đất nước, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. Ba là, khai thác, sử dụng đúng mục đính, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực quý giá về đất đai, đầu tư phát triển đất đai, cả về diện tích và chất lượng. Bốn là, đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai phải phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Năm là, kiên quyết lập lại trật tự về đất đai phù hợp với đường lối chính trị của Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và toàn dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai.
Hội nghị nhấn manh cần tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên những vấn đề cơ bản: về chế độ sử dụng đất đai; về nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý đất đai của Nhà nước; về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quyền sử dụng đất; về xây dựng và quản lý thị trường bất động sản và chính sách tài chính về đất đai.