Tổng quan tình hình kinh tế-xã hội năm 2002


Tổng hợp từ Báo cáo của Tổng cục Thống kê và Tạp chí Cộng sản số 1+2 (1/2003)

A - Tình hình kinh tế

1 - Tổng sản phẩm trong nước năm 2002 tăng 7,04% so với 2001, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,06%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, khu vực dịch vụ tăng 6,54%. Tuy đạt mức tăng thấp nhất của kế hoạch đề ra đầu năm (7-7,3%) nhng so với các nớc trong khu vực và các nền kinh tế khác thì mức tăng 7,04% là tương đối cao, chỉ sau Trung Quốc (7,7%). Trong 7,04% tăng trưởng GDP, khu vực Công nghiệp và xây dựng đóng góp 3,45%, khu vực dịch vụ 2,68%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,91%. Nếu quan sát cả bốn năm liền, mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế các năm 2000-2002 của khu vực công nghiệp tương đối cao và ổn định, của khu vực dịch vụ tăng dần, còn của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản mức đóng góp không ổn định. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 25,43% năm 1999 xuống còn 22,99% năm 2002; các con số tơng ứng của khu vực công nghiệp và xây dựng là 34,49% và 38,55%; của khu vực dịch vụ là 40,08% và 38,46%.

2 - Sản xuất công nghiệp 2002 ổn định với nhịp độ tăng trưởng cao, dự tính tăng 14,5% so với 2001, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 11,7%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 19,2%; khu vực có vốn đầu tư ước ngoài tăng 14,5%. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng chiếm tỷ trọng lớn tăng cao và ổn định đã quyết định tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Riêng khai thác dầu khí, sau nhiều tháng giảm đã có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng. Sản lượng dầu thô khai thác đã tăng trở lại vào các tháng cuối năm.

Sở dĩ ngành công nghiệp có tốc độ tăng cao trong 2002 là: (1) Định hướng, chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nớc nhằm thực hiện CNH, HĐH đất nước và Luật DN được đổi mới và hoàn thiện đã tạo thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển mạnh và ổn định trong những năm qua. (2) Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng; sức mua của dân tăng lên đã làm tăng tiêu thụ sản phẩm công nghiệp trên thị trường trong nước. (3) Tăng xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp vốn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và truyền thống như hàng dệt may, thuỷ sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, dầu thô, than. Ngoài ra, vẫn còn những sản phẩm tăng chậm hoặc giảm sút so với cùng kỳ năm trước như: bia, đường mật, quần áo dệt kim, thuốc trừ sâu, thuốc viên chữa bệnh… Riêng ô tô, xe máy lắp ráp tháng 12 giảm mạnh (ô tô đạt 84,3%, xe máy đạt 51,3%) so với cùng kỳ năm trước do các doanh nghiệp thuộc ngành này khó khăn do chủ trương hạn chế linh kiện lắp ráp xe máy.

3 - Giá trị sản xuất nông nghiệp dự kiến đạt 121 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2001. Trong năm có sự chuyển đổi lớn về cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng kinh tế hàng hóa. Nhiều địa phơng đã chuyển diện tích gieo trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có hiệu quả hơn. Sản lợng lúa đạt 34,1 triệu tấn, tăng gần 2 triệu tấn so với năm 2001; tổng sản lơng thực có hạt cả năm đạt 36,4% tấn, tăng 2,1 triệu tấn (6,1%). Sản lợng của nhiều cây công nghiệp hàng năm cao hơn 2001. Riêng sản lượng cà phê giảm 19,1% do năng suất giảm và rớt giá cà phê từ năm trớc. Chăn nuôi phát triển tốt do nhu cầu thực phẩm tăng và triển khai có hiệu quả các chơng trình khuyến khích nuôi bò lai sind và bò sữa. Tính đến 01/10/2002, đàn trâu tăng 6.600 con, đàn bò tăng 164.000 con, lợn tăng 1,369 triệu con, gia cầm tăng 15,2 triệu con so với cùng kỳ năm trước.

4 - Tổng thu ngân sách: ước tính đạt 106,5% dự toán năm, tăng 7,8% so với 2001. Các khoản thu lớn nhìn chung đều tăng cao so với dự toán cả năm và so với thực hiện năm 2001. Tổng chi ngân sách ước đạt 105,4% dự toán và tăng 7,6% so năm 2001.

5 - Sản xuất lâm nghiệp 2002 tăng chậm, ước tính giá trị sản xuất lâm nghiệp chỉ tăng 0,2% so với 2001. Diện tích trồng rừng tập trung ước tính chỉ bằng 99,1% năm 2001; Sản lượng gỗ khai thác tăng 1,3%. Công tác quản lý rừng chưa được tốt, tình trạng chặt phá rừng vẫn tái diễn và đặc biệt xảy ra cháy rừng trên phạm vi rộng.

6 - Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 27,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so với 2001. Sản lợng thủy sản nuôi trồng và khai thác tăng 5,9% (cá tăng 4,9%; tôm tăng 8,3%). Ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao do thời tiết trong năm thuận lợi; đánh bắt xa bờ tăng lên; diện tích nuôi trồng thủy sản tăng do các địa phương phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh, cá chim trắng, cá lồng, cá bè trong các vùng nước ngọt.

7 - Thực hiện vốn đầu tư phát triển: Năm 2002 ước đạt 180,4 nghìn tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch năm và tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 24,2 nghìn tỷ đồng, bằng 105,1% kế hoạch năm và chỉ bằng 93,1% năm 2001. Đã đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện Hàm Thuận, thủy điện Đa Mi, nhiệt điện Bà Rịa, nhiệt điện Phú Mỹ I và tổ máy I nhiệt điện Phả lại với tổng công suất là 1.113 MW; 4.701 km đường dây điện và 5.693 KVA dung lượng biến thế. Về giao thông, làm mới, nâng cấp, sửa chữa 2.690 km đường bộ, 19.547 m cầu, sửa chữa, nâng cấp 209 km đường sắt, 2.000 m cầu đường sắt, 450m cầu cảng và nạo vét, 350.000 m3 luồng lạnh đường sông. Hầu hết các công trình trọng điểm giao thông đều hoàn thành theo kế hoạch. Đa vào sử dụng các cầu lớn như: cầu Tân Đệ, Quí Cao, Non Nước, Phả Lại, Đá Bạch và hoàn thành cơ bản phần xây lắp cảng Cái Lân, cảng Cần Thơ, cảng Cà Mau, 5 cầu đường sắt tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Về tu bổ đê điều, cơ bản đã hoàn thành kế hoạch năm 2002 với khối lượng thực hiện gần 2 triệu m3.

ĐTNN từ đầu năm đến 21/12/2002 đã có 669 dự án đầu tư được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 1333,2 triệu USD; So với cùng kỳ năm trước tăng 32,4% về số dự án, nhưng giảm 41,1% về vốn đăng ký. Do vậy qui mô vốn đăng ký bình quân một dự án được cấp giấy phép năm nay chỉ còn khoảng 2 triệu USD, thấp xa so với qui mô 4,5 triệu USD của năm 2001. ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 81,8% và số dự án và 80,8% về vố đăng ký.

8- Vận tải: Vận chuyển hành khách 2002 ước đạt 850,1 triệu lượt hành khách và gần 31,4 tỷ lượt hành khách.km. So với cùng kỳ năm trước tăng 3,7% về khối lượng vận chuyển và tăng 7,3% về khối lượng luân chuyển. Tương tự , vận chuyển hàng hoá đạt gần 162 triệu tấn và 50,4 tỷ tấn.km, tăng 5,5% về khối lượng vận chuyển và 6,2% về khối lượng luân chuyển.

9 - Tổng mức bán lẻ hàng hoá-dịch vụ tiêu dùng xã hội: Năm 2002 ước tính đạt 272,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước chiếm 17,2% và tăng 9,8%; kinh tế cá thể chiếm 65,6% và tăng 12,6%; kinh tế tập thể, tư nhân, hỗn hợp và khu vực có vốn ĐTNN chiếm 17,2% và tăng 16,8%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2002 tăng 4% so với tháng 12/2001, trong đó lương thực, thực phẩm tăng 5,7% (lương thực tăng 2,6%, thực phẩm tăng 7,9%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 7,1%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,6%; phơng tiện đi lại, bưu điện tăng 1,7%; các nhóm khác tăng 0,8% đến 1,2%. Riêng nhóm văn hóa, thể thao giải trí giảm 1%; chỉ số giá vàng, đô la Mỹ tháng 12/2002 tăng lần lượt 19,4% và 2,1% so với cùng kỳ 2001.

10 - Kim ngạch xuất khẩu: năm 2002 ước đạt 16,53 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2001, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 6,5%; khu vực có vốn ĐTNN tăng 14,3%. Ba trong bốn mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD trở lên có mức tăng cao là dệt, may tăng 37,2%; thủy sản tăng 13,9%, giày dép tăng 17,2%; riêng dầu thô tăng 3,2%, trong đó lượng xuất khẩu chỉ tăng 0,7%. Xuất khẩu gạo năm 2002 chỉ bằng 86,9% lượng gạo xuất khẩu năm 2001 nhưng do giá xuất khẩu gạo tăng, nên kim ngạch xuất khẩu tăng 16,2% so với năm trớc. Tính chung 5 mặt hàng trên (dầu thô, dệt may, thủy sản, giầy dép và gạo) chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp 9,66% trong 10% tăng trưởng xuất khẩu năm 2002. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống và nông sản khác tuy kim ngạch không lớn nhưng đạt tăng trưởng cao cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu năm 2002 tăng hơn 2001 do một số nguyên nhân sau:

(a) Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tính đến cuối tháng 10 hàng xuất khẩu của nước ta đã có mặt trên 200 nước và khu vực lãnh thổ;

(b) Giá một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đã dần phục hồi, giá gạo và dầu thô tăng đáng kể

(c) Trong những tháng cuối năm cơ chế, chính sách có liên quan đến xuất khẩu tiếp tục được cải thiện như giảm tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng nông, lâm và thủy sản; ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu làm hàng xuất khẩu… Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hàng kim ngạch giảm nhiều so với năm trước như: hàng điện tử, máy tính giảm 15,2%; cà phê giảm 19,1%; rau quả giảm 39,4%. Kim ngạch nhập khẩu cả năm ước tính đạt 19,3tỷ USD, tăng 19,4% so với 2001, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13,8% khu vực có vốn ĐTNN tăng 32,1%. Kim ngạch nhập khẩu năm nay tăng nhiều chủ yếu do tăng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu.

11. Khách quốc tế đến Việt Nam năm nay ước tính đạt 2,628 triệu lượt ngời, tăng 12,8% so với năm trước, trong đó khách du lịch tăng 19,6%; vào làm việc tăng 11,2%; thăm thân nhân tăng 9%.

B - Một số vấn đề xã hội

- Dân số trung bình năm 2002 cuả cả nước ước tính khoảng 79,7 triệu người, tăng 1,31% so với dân số trung bình năm 2001, trong đó dân số thành thị (chiếm khoảng 25% số dân) tăng 2,3% và dân số nông thôn tăng 0,98%. Dân số nam chiếm 49,2% và nữ chiếm 50,8%.

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là 6,01% (giảm 0,27% so với 2001) và tỷ lệ thời gian lao đông được sử dụng của lao động trong độ tuổi khu vực nông thôn là 75,3%.

- Thu nhập bình quân một tháng năm 2002 của một lao động trong khu vực nhà nước ước đạt 999,3 nghìn đồng (năm 2001 là 889,6 nghìn đồng), trong đó lao động thuộc trung ương quản lý đạt 1297,2 nghìn đồng và lao đông địa phương quản lý đạt 787,4 nghìn đồng.

- Giáo dục và Đào tạo: Năm 2002-2003, số trẻ em mầm non tăng 2,4%; học sinh tiểu học giảm 5%, trung học cơ sở tăng 3,9% và trung học phổ thông tăng 5,4% so với năm trước. Giáo viên tiểu học tăng 1,4%; giáo viên trung học cơ sở tăng 8% và giáo viên trung học phổ thông tăng 9,6%.

C- Giải pháp phát triển kinh tế nhanh hơn trong năm 2003: để thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đặt ra cho năm 2003, trong điều kiện hiện nay, cần lựa chọn bảy giải pháp sau nhằm mang lại hiệu quả cao:

(1) Thực hiện nhất quán quan điểm phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, quán triệt sâu sắc trong tổ chức thực hiện, trong xử lý tình huống.

(2) Cùng với việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước, tiếp tục tạo ra sự thông thoáng hơn về chính sách và môi trường kinh doanh cho khu vực kinh tế dân doanh. Khu vực dân doanh ngày càng đóng góp cho tăng trưởng và tạo việc làm, góp phần đắc lực cho sự ổn định và tăng trởng kinh tế của đất nước.

(3) Tiếp tục đẩy mạnh kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước, quản lý tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án đầu tư, đảm bảo chất lượng và tránh thất thoát vốn đầu tư, gắn đầu tư với quy hoạch và nhu cầu thị trường. Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nhân rộng các hình thức hấp dẫn, thu hút vốn ĐTNN, giảm mạnh các thủ tục hành chính còn gây phiền hà và nhiều loại chi phí bất hợp lý trong cấp phép đầu tư.

(4) Lấy năm 2003 là năm trọng điểm thực hiện chống tham nhũng có hiệu quả, xử lý dứt điểm những vụ án tham nhũng lớn, qua đó không chỉ ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tài sản của nhà nước bị đục khoét, bị sử dụng lãnh phí, mà còn tạo niềm tin trong nhân dân, đối với chủ trơng chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sự yên tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc để phát triển đất nước.

(5) Xây dựng bộ máy công quyền tinh gọn, thạo việc và minh bạch, gắn cải cách hành chính với cải cách tiền lương, xây dựng chế độ trách nhiệm cán bộ, công chức và các loại hình cán bộ khác, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo quản lý có hiệu lực hiệu quả.

(6) Để tạo ra sự chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy vậy, cũng khắc phục tình trạng chạy theo phong trào, rập khuôn trong việc lựa chọn cơ cấu kinh tế. Mỗi địa phương, vùng đều có thuận lợi khó khăn mang tính đặc thù, vậy cơ cấu kinh tế phải mang lại hiệu quả cao nhất với việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực.

(7) Phát triển kinh tế nhanh với giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong từng bước đi, phù hợp với từng trình độ phát triển, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, góp phần gữa vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Coi trọng khâu chỉ đạo, điều hành có hiệu lực và hiệu quả từ trung ương đến địa phương. Đây thực sự là nhân tố cơ bản quyết định sự tăng trưởng nhanh và bền vững.