Một số vấn đề về phát triển bền vững miền núi ở Việt Nam

Tạp chí Dân tộc và Miền núi số 23 (11/2002)

1- Đặc điểm chính miền núi Việt Nam

Miền núi nước ta chiếm diện tích 3/4 lãnh thổ quốc gia trải dài từ Bắc đến Nam, với dân số khoảng 23 triệu người. Theo địa lý hành chính hiện nay có khoảng 19 tỉnh miền núi, 23 tỉnh có miền núi trong tổng số 61 tỉnh thành phố của cả nước. Miền núi nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái, đồng thời miền núi cũng chứa đựng tiềm năng dồi dào, to lớn về đất đai, tài nguyên khoáng sản và khả năng hợp tác giao lưu phát triển kinh tế với các nước trong khu vực.

Những năm nhà nước đổi mới, miền núi đã có bước chuyển biến rõ rệt, thu được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, đời sống của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện về cả vật chất lẫn tinh thần.

Mặc dù đạt được những tiến bộ quan trọng, nhưng đến nay miền núi nước ta vẫn là khu vực kinh tế lạc hậu, chậm phát triển so với cả nước, khoảng cách chênh lệch phát triển giữa miền núi và miền xuôi có xu hướng ngày càng tăng. Tính bền vững của quá trình phát triển miền núi chưa đợc bảo đảm bởi còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hiện nay, miền núi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trước hết là đói nghèo: ba vùng nghèo nhất là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc. Đời sống của đồng bào miền núi, nhất là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đói nghèo, học vấn thấp, thiếu nước sinh hoạt và các dịch vụ xã hội, dân số tăng nhanh, bướu cổ, suy dinh dưỡng với tỷ lệ cao là những vấn đề xã hội cấp bách cần phải được giải quyết trong quá trình phát triển miền núi ngày nay.

Các dân tộc thiểu số nước ta chủ yếu sống ở miền núi. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, phong tục tập quán riêng được truyền giữ lâu đời. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng với mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế, bản sắc văn hoá dân tộc ở miền núi đang có nguy cơ bị phai nhạt dần trong quá trình phát triển. Vì vậy, việc tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang là nhiệm vụ cấp bách đối với phát triển bền vững miền núi hiện nay.

Tình trạng thoái hoá đất đai và tài nguyên rừng ở miền núi ngày càng gia tăng. Địa hình miền núi có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh và do rừng bị tàn phá nghiêm trọng nên hiện nay đất bị xói mòn, sụt lở, lũ quét, lũ ống, xảy ra liên tục, thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đế sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc. Ở miền núi, mỗi năm có hàng ngàn héc-ta rừng bị phá huỷ, trong khi đó tốc độ trồng rừng, phát triển rừng còn chậm, hiện nay độ che phủ rừng mới chỉ đạt khoảng 30%. Do suy thoái môi trường sống, đặc biệt do mất rừng và do khai thác quá mức, nên nhiều loại động vật, thực vật đang bị đe doạ, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa được kiểm soát chặt chẽ đã gây ra tình trạng ô nhiễm và làm biến đổi môi trờng sinh thái ở một số vùng miền núi.

Năng lực quản lý và bảo vệ môi trờng ở miền núi kém hiệu lực, ý thức giữ gìn bảo vệ môi trờng chưa cao cũng là những thách thức to lớn đối với phát triển bền vững miền núi. Hiện nay, các cơ quan ra quyết định, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và đồng bào các dân tộc ở miền núi nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững miền núi còn chưa thật toàn diện và đầy đủ. Các nhóm cộng đồng thiếu thông tin, chưa được huy động thường xuyên vào sự nghiệp bảo vệ môi trường miền núi.

2- Mục tiêu phát triển bền vững môi trờng miền núi nớc ta là: đạt tới sự hài hòa, cân đối giữa tăng trởng kinh tế với công bằng xã hội và bền vững môi trường, đồng thời bảo tồn đợc bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc. Để đạt được mục tiêu đó, quá trình phát triển miền núi cần phải bảo đảm đợc những yêu cầu cơ bản:

- Cải thiện đời sống, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ở miền núi. Trước hết tập trung xoá đói giảm nghèo, nâng cao từng bước cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là phương tiện chủ yếu để nâng cao mức sống đồng bào dân tộc. Tăng trưởng kinh tế miền núi phải dựa trên nguyên tắc hài hoà xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lâu bền.

- Bảo vệ và cải thiện môi trường là yếu tố quan trọng không tách rời trong quá trình phát triển miền núi. Coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một tiêu chí không thể thiếu trong các chiến lược, các chính sách, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội miền núi.

- Phát triển bền vững miền núi là sự nghiệp của cả nước, nhưng trước hết là của đồng bào các dân tộc ở miền núi. Phát triển bền vững miền núi là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, của các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, của mỗi người dân và của toàn xã hội.

- Phát triển kinh tế-xã hội miền núi, không làm mất đi giá trị đặc sắc, riêng biệt của văn hoá truyền thống các dân tộc ở miền núi. Bản sắc văn hoá dân tộc phải đợc giữ gìn và nâng lên tầm cao mới trong dòng phát triển chung của miền núi với cả nước.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trờng với đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội ở miền núi.

Để thực hiện phát triển bền vững ở miền núi, cần ưu tiên:

+ Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá… trên cơ sở đảm bảo tính cân đối và hợp lý giữa các vùng, giữa các dân tộc, tạo ra sự phát triển đồng đều thu hẹp khoảng các chênh lệch giữa miền núi với miền xuôi, giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số.

+ Tập trung phát triển nguồn nhân lực, coi trọng đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở miền núi, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ, đồng thời có chính sách thu hút, khuyết khích cán bộ công tác ở miền núi, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

+ Đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở mang ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp chế biến, thu mua tiêu thụ sản phẩm để khuyết khích sản xuất, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc.

+ Huy động đồng bào các dân tộc miền núi tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, thực hiện các chính sách cung cấp lương thực và trợ cấp cho những người nhận khoán và chăm sóc bảo vệ rừng. Có chính sách khuyến khích bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên miền núi.

+ Xây dựng nếp sống văn hoá mới, cải thiện mức hưởng thụ văn hoá đối với đồng bào các dân tộc ở miền núi. Bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số.

+ Nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện phát triển bền vững ở miền núi. Hoàn thiện thể chế về phát triển bền vững miền núi cho phù hợp với luật pháp trong nớc và quốc tế. Lồng ghép các vấn đề môi trường vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội các vùng miền núi.

+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của mọi ngời dân về phát triển bền vững, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.