Một số thành tưụ hội nhập kinh tế của Việt Nam


Ngày 6-7/5/2002, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc về Hội nhập Kinh tế quốc tế. Hội nghị đã điểm lại những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời chỉ ra những thách thức, khó khăn mà chúng ta cần phải vượt qua để chủ động hội nhập trong thời gian tới.

Hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã lần lượt gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực: khôi phục quan hệ bình thường với Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển châu á (ADB), trở thành thành viên của ASEAN, APEC, thực hiện Chưng trình CEPT, đồng sáng lập ASEM.

Trong quan hệ kinh tế - thưng mại song phưng đến nay, Việt Nam đã ký 81 hiệp định thưng mại và đầu tư song phương, gần 40 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ; trong đó đàm phán ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ là một nội dung lớn.

I/ Hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

1. Tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao vị thế chính trị, ngoại giao và kinh tế trên trường quốc tế, tránh được tình trạng phân biệt đối xử, tạo cơ sở ổn định và thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại.

2. Góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu: Do hội nhập, năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đạt 2,4 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 2,75 tỷ USD thì tới năm 2001, con số này đã đạt tới 15,1 tỷ USD xuất khẩu và 16 tỷ USD nhập khẩu. Nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD như dầu thô, hàng dệt may, thuỷ sản và giày dép. Cơ cấu hàng xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu đạt trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong khi đầu những năm 90 chỉ ở mức dưới 30%). Thị trường không ngừng được mở rộng, từ chỗ chỉ có quan hệ thương mại với các nước Đông Âu là chính, đến nay Việt Nam đã có quan hệ kinh tế thương mại với 176 nư?c và vùng lãnh th?...

3. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và viện trợ phát triển (ODA): Bằng chính sách đầu tư hấp dẫn, đến nay, đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính - công nghệ, góp phần thay đổi trình độ sn xuất của nước ta. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài cam kết trong giai đoạn 1998 - 2001 đạt trên 40 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện đạt gần 20 tỷ USD. Về nguồn ODA, sau 9 kỳ hội nghị các nhà tài trợ, tính đến nay, tổng số vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam đã đạt 21 tỷ USD, với số vốn được giải ngân đạt 9,8 tỷ USD.

4. Giúp tiếp thu khoa học kỹ thật và công nghệ quản lý tiên tiến, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề.

5. Với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư và hỗ trợ tài chính quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua đã góp phần đáng kể đảm bảo tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam, trung bình 7% trong giai đoạn 10 năm đổi mới 1990 - 2000. Tạo thêm được 350.000 công ăn việc làm, ci thiện đời sống nhân dân. Cơ cấu của nền kinh tế cũng có những bước tiến bộ rõ rệt, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 36%, dịch vụ trên 39% và nông lâm ngư nghiệp 24%, từng bước tạo ra được một nền kinh tế mở, năng động, có khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra trong nền kinh tế thế giới.

Một số điểm mốc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam :

1. Bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính-tiền tệ quốc tệ: WB, IFM, ADB

2. 1/1995: nộp đn xin gia nhập WTO. Đã qua 5 phiên đàm phán. Gần đây nhất là phiên họp lần thứ 5 diễn ra ra tại Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ) từ 10-11/4/2002.

3. 7/ 1995: Ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế với Liên minh Châu Âu ( EU).

4. 7/1995 Gia nhập ASEAN

5. 1/1996 Thực hiện Chương trình CEPT nhằm tiến tới Khu vực Thương mại tự do ASEAN ( AFTA)

6. 3/1996: tham gia sáng lập Diễn đàn á- Âu (ASEM) với 25 thành viên.

7. 11/1998 gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương ( APEC) : 21 thành viên.

8. 7/2000: Ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam -Hoa Kỳ ; có hiệu lực thi hành từ 10/12/2001.