Hiệp ước Biên giới trên đất liền, HĐ phân định Vịnh Bắc Bộ VN-TQ
Ngày 2/4/2002, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá X, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, thay mặt Chính phủ đã trình bày báo cáo về tình hình thực hiện Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác Nghề cá Việt Nam -Trung Quốc.
Báo cáo cho biết: ngày 30/12/1999, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền. Ngày 27/12/2001, hai nước đã tiến hành cắm mốc quốc gia đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng và hai bên dự kiến trong ba năm sẽ hòan tất việc phân giới cắm mốc. Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác Nghề cá. Hiện nay hai bên chưa tiến hành phê chuẩn Hiệp định; đang đàm phán về Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá.
Với việc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền, Việt Nam đã giải quyết dứt điểm việc một trong ba vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại hàng trăm năm nay với Trung Quốc. Việc xác định rõ ràng hơn đường biên giới trên đất liền bằng phương tiện hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và duy trì ổn định ở vùng biên giới. Kết quả đàm phán và việc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam -Trung Quốc là phù hợp và các yếu tố trên cơ bản đều được hai bên thỏa thuận, bảo đảm công bằng thỏa đáng cho cả hai bên, đáp ứng các lợi ích cơ bản, lâu dài của nước ta. Cần nhận thức rõ ràng rằng, vấn đề biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia luôn luôn phức tạp và nhạy cảm. Việt Nam một mặt triệt để tôn trọng thỏa thuận đã đạt được, mặt khác tích cực giải quyết những vấn đề nảy sinh trên tinh thần bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Về Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ: Hiệp định đã khẳng định nghĩa vụ của hai bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo đường phân định. Về khía cạnh tài nguyên thì giải pháp phân định đạt được cũng bảo đảm việc phân chia lợi ích một cách công bằng. Với việc ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam đã giải quyết dứt điểm được vấn đề thứ hai trong ba vấn đề biên giới-lãnh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc (biên giới trên đất liền, Vịnh bắc Bộ và Biển Đông).
Về tổng thể, các giải pháp đạt được là thỏa đáng, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên. Các Hiệp định đó là kết qủa của quá trình đàm phán lâu dài, thể hiện nỗ lực của hai bên, có tính đầy đủ đến luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, điều kiện cụ thể của Vịnh và sự nhân nhượng từ c hai phía.
Một số thông tin cụ thể liên quan tới các Hiệp định trên có được đề cập trong trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng cho báo chí Việt Nam trong Tháng 4/2002 sau đây:
Ông Lê Công Phụng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc:
Chúng ta không mưu cầu lấy thêm đất nhưng cũng không để mất một tấc đất nào
Câu hỏi: Thưa ông có thể hiểu như thế nào về khái niệm "biên giới" và "lãnh thổ" ?
Trả lời: Lãnh thổ quốc gia là một phần trái đất bao gồm, vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất và vùng trời. Biên giới quốc gia giới hạn phạm vi lãnh thổ quốc gia. Đường biên giới quốc gia trên đất liền là đường biên giới trên phần đất nội địa, trên sông suối và kênh rạch. Đường biên giới trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hi và ranh giới phân định phần nội thủy và lãnh hải giữa các quốc gia với nhau. Hiện nay theo quy định của luật biển quốc tế hiện đại thì quốc gia ven biển có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý kể từ đường cơ sở (một hải lý bằng 1.852 m). Trong vùng lãnh hải này chúng ta hòan toàn có chủ quyền và ngoài 12 hải lý là
đường biên giới quốc gia trên biển. Nhưng cũng có những vùng chúng ta không thể có đủ 12 hải lý vì vùng biển của chúng ta giáp với vùng biển của những nước khác mà vùng biển này không đủ rộng 24 hải lý. Trong trường hợp này việc xác định
đường biên giới quốc gia là theo sự thỏa thuận giữa chúng ta và các nước láng giềng. Biên giới quốc gia trong lòng đất là đường thẳng đứng trên đất liền và trên biển kéo thẳng xuống lòng đất. Đường biên giới quốc gia trên không là đường thẳng đứng từ trên đất liền và trên biển kéo thẳng lên trời. Đường biên giới quốc gia trên không giới hạn phạm vi vùng trời Việt Nam.
Câu hỏi: Như vậy đường biên giới quốc gia được xác định như thế nào thưa ông?
Trả lời: Đường biên giới quốc gia được xác định theo các Điều ước quốc tế mà ta đã ký kết với các nước láng giềng và trên cơ sở pháp luật quốc gia trên biển phù hợp với các điều ước quốc tế.
Câu hỏi: Vậy các quy định quốc tế về việc xác định đường biên giới trên biển được ký kết khi nào và căn cứ trên những nguyên tắc gì ?
Trả lời: Trải qua hơn 20 năm, đến năm 1982 các nước đã ký Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển. Theo Công ước này thì các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải và thực hiện quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đối với thềm lục địa thì quyền chủ quyền này hòan toàn mang tính đặc quyền, tức là chỉ có quốc gia ven biển có toàn quyền thăm dò, khai thác các tài nguyên ở đó; các quốc gia khác chỉ có thể thăm dò, khai thác khi quốc gia ven biển cho phép. Công ước này không quy định rõ đâu là vùng biển của nước A, đâu là vùng biển của nước B mà chỉ nêu các nguyên tắc để phân chia vùng biển. Căn cứ trên nguyên tắc đó, các nước có vùng biển liên quan tự thưng lượng với nhau để phân chia vùng biển.
Câu hỏi: Còn việc xác định biên giới trên đất liền và trên không được xác định như thế nào?
Trả lời: Việc xác định biên giới trên đất liền là hòan toàn do thỏa thuận và thương lượng giữa các quốc gia láng giềng với nhau. Cơ sở để xác định đường biên giới trên đất liền là văn kiện pháp lý lịch sử. Đối với biên giới Việt - Trung, căn cứ để xác định
đường biên giới trên đất liền là hai Công ước mà Pháp ký với nhà Thanh năm 1887 và 1895. Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Lào và Căm-pu-chia dựa trên cơ sở đường biên giới
được thể hiện trên các bản đồ của Sở địa dư Đông Dương trước đây. Còn việc xác định đường biên giới trên không hòan toàn không có văn bản pháp lý quốc tế nào quy định việc này.
Nhưng theo tập quán quốc tế thì đường biên giới trên không được xác định căn cứ theo đường biên giới trên đất liền và trên biển, là một đường thẳng đứng kéo thẳng lên trời.
Câu hỏi: Thực trạng biên giới và lãnh thổ của Việt Nam hiện nay như thế nào thưa ông?
Trả lời: Như các bạn đã biết chúng ta có biên giới trên đất liền với Trung Quốc, Lào và Căm puchia. Chúng ta có vùng chồng lấn trên biển với Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a. Ngoài ra, còn có vấn đề là một số nước liên quan nêu yêu sách đối với hai quần đảo Trường Sa và Hòang Sa của chúng ta.
Về biên giới trên đất liền, năm 1999 chúng ta đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền với Trung Quốc và hai bên đã tổ chức cắm cột mốc đầu tiên vào cuối năm 2001. Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận sẽ cắm mốc biên giới trên toàn tuyến giữa hai nước trong vòng 3 năm để tạo thành một đường biên giới hòa bình và hữu nghị. Đối với Lào, ta cũng đã ký kết Hiệp ước hoạch định vào năm 1977 và tiến hành phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến. Hiện nay, hai bên đang triển khai để hòan thành việc cắm mốc biên giới ở một số điểm trên biên giới và tu chỉnh lại những cột mốc mà trước đây chúng ta đã xác định, cắm để phù hợp với Hiệp ước biên giới năm 1977. Đối với Căm-pu-chia thì năm 1983, 1985 chúng ta cũng đã ký Hiệp ư ước biên giới trên đất liền và đã tiến hành cắm mốc tại một số đoạn. Hiện nay chúng ta đang tập trung thươưng lượng để cắm mốc biên giới trên toàn tuyến với Căm-pu-chia.
Về trên biển, Việt Nam và Trung Quốc cũng có Vịnh chung là Vịnh Bắc Bộ. Diện tích của Vịnh Bắc bộ là 123.700 km2. Sau quá trình thương lượng, vào cuối năm 2000 hai bên đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và đã xác định rõ đường ranh giới quốc gia trong Vịnh Bắc Bộ. Hiện nay, chúng ta đang đàm phán với Trung Quốc về một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến Hiệp định nghề cá để tạo điều kiện cho Hiệp định nghề cá và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đi vào cuộc sống. Chúng ta cũng còn vấn đề biên giới trên biển với Căm-pu-chia mà hai bên còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng cả hai bên đều bày tỏ quyết tâm là sẽ sớm thương lượng để có thể hoạch định đường biên giới quốc gia trên biển.
Với Thái Lan, hai bên có vùng chống lấn trên biển và năm 1998 chúng ta đã ký với Thái lan Hiệp định phân định vùng chồng lấn trong Vịnh Thái Lan. Với Ma-lai-xi-a chúng ta cũng có vùng chồng lấn trên biển. Hai bên chưa phân định ranh giới biển giữa hai nước, nhưng đã ký Thỏa thuận hợp tác khai thác vùng chồng lấn. Tương tự, ở vịnh Thái Lan cũng có vùng chồng lấn nhỏ có ba bên liên quan là Việt Nam, Thái Lan và Ma- lai-xi-a. Hiện nay ba bên nhất trí rằng trong khi chưa phân định được rõ ràng chủ quyền của mỗi bên thì ba bên cùng nhau hợp tác để khai thác trên vùng chồng lấn này.
Câu hỏi: Còn Vấn đề quần đảo Trường Sa và Hòang Sa thì sao thưa ông?
Trả lời: Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hòang Sa này là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hiện nay Trung Quốc đang chiếm giữ Hòang Sa, còn Trường Sa hiện có 6 bên đang đòi chủ quyền gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a và một phần nhỏ Bru-nây. Hiện nay quân đội một số nước đang chiếm đóng quần đảo Trường Sa và Hòang Sa. Tôi xin khẳng định lại một lần nữa rằng chúng ta có đầy đủ chứng cứ để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Câu hỏi: Chúng ta có đầy đủ chứng cứ như vậy nhưng tại sao họ vẫn tiếp tục chiếm đóng các quần đảo này?
Trả lời: Các bên nêu yêu sách đối với hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa của chúng ta đều cho rằng họ có lý, nhưng quan trọng nhất ở đây là lý lẽ của chúng ta phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tiễn của lịch sử. Vấn đề quần đảo Trường Sa liên quan đến nhiều bên, còn đối với Hòang Sa chúng ta phải đàm phán với Trung Quốc. Tôi cũng xin khẳng định lại một lần nữa rằng quần đo Hòang Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Câu hỏi: Ông có thể nói rõ hơn nguyên nhân của việc ký kết các Hiệp ư ước biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc này?
Tr lời: Biên giới trên đất liền của Việt Nam và Trung Quốc dài khong 1.300 km. Việt Nam và Trung Quốc đã có một đường biên giới cách đây khỏang 100 năm do Pháp và Nhà Thanh ký với nhau. Trải qua hơn 100 năm đường biên giới này có nhiều biến động (biến động về tự nhiên, tác động của con người hoặc do những biến động trong các cuộc xung đột giữa ta và Trung Quốc...), cho nên đường biên không được rõ ràng (mặc dù đã ký kết) nên xảy ra tranh chấp thường xuyên trên biên giới. Thứ hai là với phương tiện và điều kiện cách đây hơn 100 năm thì việc phân giới, cắm mốc lúc đó có những điểm không thật rõ ràng và cũng có những cột mốc đã cắm nhưng nay đã mất đi, hư hỏng hoặc bị di chuyển. Thứ ba là do cuộc chiến tranh biên giới giữa ta và Trung Quốc năm 1979 tạo ra sự bất bình thường trong quan hệ giữa hai nước, ảnh hưởng đến việc qu ản lý đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chính vì vậy việc phải có một đường biên giới thật rõ ràng để dễ quản lý và tạo nên mối quan hệ hữu nghị và hòa bình giữa hai nước là việc làm vô cùng quan trọng.
Về Vịnh Bắc Bộ thì từ xưa đến nay chúng ta chưa hề có đường ranh giới nào. Nếu căn cứ theo luật biển quốc tế hiện nay thì ngoài 12 hải lý thuộc vùng lãnh hải, chúng ta và Trung Quốc mỗi bên còn vùng đặc quyền kinh tế rộng 188 hải lý. Nhưng kéo dài như vậy thì vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sẽ kéo dài sang đất Hải Nam và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc sẽ kéo dài sang đất Việt Nam. Vì vậy nếu không đàm phán dứt điểm thì Việt Nam và Trung Quốc sẽ thường xuyên xảy ra tranh chấp. Thực dân Pháp và nhà Thanh trước đây đã thỏa thuận với nhau một đường kinh độ 10803'13" để quy tụ các đảo, đảo nào nằm ở phía Tây là của Việt Nam, đảo nào nằm ở phía Đông là của Trung Quốc, nhưng không phải là đường phân định biên giới trên biển nên chúng ta phải đàm phán cho rõ ràng.
Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng ký các Hiệp định biên giới với Trung Quốc, Việt Nam bị thiệt nhiều đất. Vậy sự thực của việc này là như thế nào thưa ông?
Tr lời: Sau khi ký xong Hiệp ước này có ý kiến cho rằng Việt Nam bán đất cho Trung Quốc. Họ nói là trên bộ chúng ta đã bán cho Trung Quốc 700 km2, Vịnh Bắc Bộ chúng ta đã mất với Trung Quốc hàng ngàn km2. Thực tế của vấn đề này là do ý đồ của những thế lực phản động bên ngoài nhằm gây sự phức tạp, vu cho Đng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã hy sinh chủ quyền của mình để cầu thân với Trung Quốc. Đây là một hành động nhằm mục tiêu phá hoại Việt Nam. Tôi khẳng định là những lời nói đó là hòan toàn không có cơ sở. Bởi trước khi đi vào đàm phán Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất mỗi bên tự đưa ra một bản đồ và lấy bản đồ này làm căn cứ xác định đường biên giới giữa hai bên. Hai bản đồ này do hai bên tự vẽ đường biên giới theo sự nhìn nhận của mình. Quan điểm của Việt Nam và Trung quốc là dựa trên hai Công ư ước mà Pháp và nhà Thanh đã ký kết với nhau. Sau khi sáp đường biên giới mà hai bên vẽ ra (Việt Nam vẽ đường biên giới của chúng ta, Trung Quốc đã vẽ đường biên giới của họ) và căn cứ theo bản đồ mà Pháp và nhà Thanh đã ký kết với nhau thì chỉ chênh lệch có 227 km2. Trong suốt thời gian đàm phán từ năm 1994 đến 1999 hai bên chủ yếu tập trung để phân chia 227 km2 này. Đây có thể coi là vùng chồng lấn trên bộ vì ta đòi quá sang bên kia và Trung Quốc đòi quá sang bên này. Tổng cộng sự khác biệt là 227 km2. Kết quả đàm phán 227 km2 này là: 113 km2 thuộc Việt Nam và 114 km2 thuộc Trung Quốc. Vì vậy có thể nói việc phân chia cơ bản là giống nhau nên ý kiến cho rằng ta bán hoặc nhượng đất cho Trung Quốc là hòan toàn phi lý.
Còn trên Vịnh Bắc Bộ thì căn cứ quan trọng nhất để xác định ranh giới là dựa vào luật biển của Liên Hợp Quốc, thứ hai là dựa vào thực tế trên Vịnh Bắc Bộ và thứ ba là hai bên cùng tính đến lợi ích cho nhau. Cuối cùng việc phân chia vịnh Bắc Bộ chúng ta đưc khỏang 53,2%, phía Trung Quốc được khoảng 46,8%. Như vậy nghĩa là sau khi đàm phán hai bên đều được đảm bảo quyền lợi của mình.
Câu hỏi: Sau khi đàm phán xong vấn đề biên giới với các nước việc vẽ lại bản đồ sẽ được tiến hành như thế nào?
Trả lời: Sau khi giải quyết xong các vấn đề biên giới, hai bên đã mô tả đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc trong lời văn Hiệp ước năm 1999 và thể hiện nó trong bộ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 đính kèm. Bộ bản đồ này là một bộ phận cấu thành và không tách rời của Hiệp ư ước năm 1999.
Từ năm 1996 đến năm 2000 ta và Trung Quốc đã bay chụp ảnh hàng không để đo vẽ bộ bản đồ địa hình biên giới mới. Sau khi phân giới và cắm mốc, hai bên sẽ thể hiện đúng đường biên giới được xác định trên thực địa và hệ thống mốc giới lên trên bộ bản đồ này.
Câu hỏi: Như vậy biên giới Việt - Trung trong thời gian tới sẽ được triển khai phân giới, cắm mốc nhanh chóng?
Trả lời: Ký Hiệp ước xong là một vấn đề, những việc phân giới cắm mốc cho chính xác lại là vấn đề khác. Đường biên giới trên bản đồ chỉ là một nét bút chì hoặc một nét mực nhưng khi ra thực địa, chỉnh to hoặc bé một chút là chênh nhau hàng chục mét, vì vậy việc phân giới một cách chính xác là việc làm hết sức khó khăn. Hai bên đang phấn đấu để từ nay đến năm 2005 sẽ hòan thành việc phân giới, cắm mốc. Trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung hai bên sẽ phải cắm gần 1600 cột mốc. Việt Nam và Trung Quốc mỗi bên phải cắm gần 800 mốc. Chúng tôi cố gắng trong quý II năm 2002 này sẽ tổ chức cắm mốc trên toàn tuyến. Hiện nay chúng ta có 12 Nhóm phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới. Hai bên cùng phối hợp đi xác định điểm cắm mốc. Việc có mất đất hay không là phụ thuộc vào việc cắm mốc, chỉ cắm mốc chệch đi vài trăm mét là mất nhiều đất lắm. Chúng tôi đang phải tập huấn kỹ lưỡng cho cán bộ đi làm việc này. Dự kiến sắp tới đây chúng tôi sẽ tổ chức cắm mốc ở cửa khẩu quốc tế như Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn...
(Trích báo Nhân Dân 4/4/2002 và trả lời phỏng vấn của Thứ
trưởng Lê Công Phụng cho báo chí Việt Nam)