Trách nhiệm đạo lý của Hoa Kỳ đối với hậu quả chiến tranh ở VN
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phan Thuý Thanh trả lời phóng viên ngày 11 tháng 3 năm 2002:
1. Phóng viên Reuters hỏi: Đề nghị bình luận về Bản Ghi nhớ về nghiên cứu chất độc da cam đạt được vào cuối tuần qua. Đã có thỏa thuận nào với phía Hoa Kỳ về việc Hoa Kỳ cung cấp trợ giúp nhân đạo cho nạn nhân đồng thời với việc nghiên cứu khoa học chưa? Nếu chưa có, phải chăng là Việt Nam đã từ bỏ lời kêu gọi Hoa Kỳ cung cấp sự trợ giúp như vậy?
Tr lời:
Những đau khổ và mất mát do cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ gây ra mà nhân dân Việt Nam đã và đang phải chịu đựng là rất nặng nề và to lớn. Giải quyết những hậu quả do chiến tranh để lại, đặc biệt là hậu quả của chất độc da cam/ đi-ô-xin mà quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng trong chiến tranh, là vấn đề nhân đạo bức xúc. Hoa Kỳ cần thực hiện trách nhiệm tinh thần và đạo lý, góp phần thiết thực vào việc giải quyết các hậu quả chiến tranh, trong đó có hậu qủa của chất độc da cam/đi-ô-xin.
Ngày 10/3/2002, đại diện các nhà khoa học Việt Nam và Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Khoa học Việt - Mỹ về ảnh hưởng của chất độc da cam/đi-ô-xin đối với sức khoẻ con người và môi
trường đã ký Bản Ghi nhớ (Memorandum of Understanding) khẳng định những kết qủa đạt được tại Hội nghị, đưa ra những lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu liên quan đến hậu qu của chất da cam/đi-ô-xin lên sức khoẻ con người và môi trường Việt Nam . Đây là một bước tiến rõ rệt trong quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong lĩnh vực này.
Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, Chính phủ Việt Nam đã và đang làm hết sức mình trong việc khắc phục hậu qu của chất độc da cam/đi-ô-xin như áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm giảm bớt đau khổ cho các nạn nhân, đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này.
Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác hỗ trợ của các nhà khoa học, trong đó có các nhà khoa học Hoa Kỳ, các tổ chức, các nước trên thế giới trong việc nghiên cứu và xử lý tác hại và nh hưởng của chất độc da cam và sẵn sàng trao đổi, tho thuận về kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực này.
Chúng tôi cho rằng bất cứ ai có lương tâm cũng đều tán thành quan điểm của chúng tôi là trong khi xúc tiến nghiên cứu khoa học, cần đồng thời tiến hành những hoạt động cứu trợ và khắc phục hậu quả cho các nạn nhân.