Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên về quan hệ Việt - Mỹ

Trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao
Nguyễn Dy Niên với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam ngày 8-11-2000>


1.Xin Bộ truởng cho biết đánh giá của Bộ trưởng về những bước tiến triển trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian qua?

Trả lời:

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước tiến triển đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực.

Trưuớc hết, phi kể đến những cuộc đối thoại ở cấp cao và giữa các Bộ, ngành. Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã 3 lần thăm Việt Nam. Bộ
trưởng Ngoại giao Việt Nam đã 2 lần thăm chính thức Hoa Kỳ. Tháng 7/1999 đối thoại lần đầu tiên giữa Bộ Ngoại giao hai nước đã mở ra cơ chế mới, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng đã thăm Việt Nam. Gần đây nhất, Chủ tịch nước Trần Đức Lưng đã có cuộc gặp chính thức với Tổng thống W. J. Clin-tơn tại New York trong dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Thiên niên kỷ.

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên coi thúc đẩy quan hệ kinh tế-thưng mại là trọng tâm của mối quan hệ và đã đạt được kết qu tích cực. Hai bên đã ký kết các Hiệp định như Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác gi, Hiệp định về hoạt động của tổ chức đầu tưu tư nhân nước ngoài (OPIC)...đã tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động trong những lĩnh vực có liên quan. Quan hệ buôn bán hai chiều đã đạt khong 900 triệu USD/năm. Chúng ta xuất sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là giày dép, cà phê, chè, gia vị, hi sn, nhiên liệu. Về đầu tư trực tiếp, cho đến 3/2000, Hoa Kỳ có 118 dự án đã được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký trên 1,4 tỷ USD. Hiện nay Hoa Kỳ đứng thứ 9 trong bng danh sách các nước và lãnh thổ đầu tưu vào Việt Nam với 97 dự án đang hoạt động, thu hút khong 3.000 lao động. Hiệp định Thưng mại được ký kết 7/2000 là kết qu của những nỗ lực kiên trì của hai bên qua 4 năm thưng lượng và là mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế -thương mại. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế-
thương mại vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện của hai nước.

Việc hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, giao lưu văn hoá cũng đã được xúc tiến. Chúng ta tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, chuyên gia, sinh viên Hoa Kỳ sang học tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp Việt Nam. Nhiều sinh viên, cán bộ, các nhà nghiên cứu của ta cũng đã đi học và thực tập tại Hoa Kỳ.

Từ năm 1987, hai bên đã thỏa thuận gii quyết các vấn đề nhân đạo của nhau. Hoa Kỳ đã nhiều lần thừa nhận và đánh giá cao sự hợp tác có hiệu qu của Việt Nam trong vấn đề MIA và phía Hoa Kỳ cũng đã có nỗ lực bước đầu hợp tác với Việt Nam trong một số chưng trình nhân đạo. Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đang hợp tác với các nhà khoa học các nước trong đó có các nhà khoa học Hoa Kỳ nghiên cứu về nh hưởng của chất độc màu da cam. Do hậu qu chiến tranh ở Việt Nam là rất nặng nề nên nhu cầu nhân đạo của Việt Nam còn rất lớn và cần sự đáp ứng nhiều hn và khẩn trưng hn của Hoa Kỳ bên cạnh những nỗ lực quan trọng của phía Việt Nam và đóng góp của một số nước khác.

Những bước tiến triển đáng khích lệ này trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là kết qu và phù hợp với đường lối đối ngoại của chúng ta là độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phưng hoá, sẵn sàng là bạn của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.

2.Thưua Bộ trưởng, dưu luận trong nưuớc và quốc tế hiện nay rất quan tâm đến chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ W. J. Clin-tn. Xin Bộ trưởng cho biết chuyến thăm sẽ có ý nghĩa và tác động như thế nào đối với quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ?

Tra lời:

Mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là mối quan hệ giữa hai quốc gia có chủ quyền được thiết lập trên c sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Như tôi đã trình bày ở trên, sau 5 năm bình thường hoá, quan hệ hai nước đã có những bước tiến triển nhất định. Trong quá trình này, Tổng thống W. J. Clin-tơn đã có những đóng góp quan trọng. Chúng ta hoan nghênh những đóng góp đó của Tổng thống. Một điều không thể phủ nhận được là giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có một chưng bất hạnh trong quá khứ. Điều đó thuộc về lịch sử không ai có thể thay đổi được. Chúng ta chủ trưng tiếp tục hợp tác, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy các mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng tốt hn, đó cũng chính là cách để gii quyết những hậu quả do quá khứ để lại để hướng tới
tưuong lai.

Chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ là dịp để hai bên trao đổi những vấn đề trong quan hệ song phưng và quốc tế cùng quan tâm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Đây cũng là dịp để Tổng thống W. J. Clin-tn và những người cùng đi bao gồm các Bộ trưởng, Nghị sỹ quốc hội, nhà báo và doanh nhân hiểu biết thêm về đất nước Việt Nam tươi đẹp, về bản sắc văn hoá và con người Việt Nam hoà hiếu, nhân ái và bao dung. Đây cũng là dịp để doanh nhân hai nước tiếp xúc với nhau, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ kinh tế-thưng mại hai bên cùng có lợi. Theo tinh thần đó, chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy hn nữa quan hệ giữa hai nước vì lợi ích của c hai phía, góp phần vào hoà bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới, phù hợp với mong muốn của nhân dân hai nước.

3. Xin Bộ trưởng cho biết một số nét chính về chương trình hoạt động của Tổng thống W. J. Clin-tơn tại Việt Nam?

Trả lời:

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đức Lưng, Tổng thống Hoa Kỳ W. J. Clin-tơn sẽ thăm chính thức Việt Nam ngay sau khi dự Hội nghị cấp cao APEC (15-16/11/2000) tại Bru-nây.

Chủ tịch nước Trần Đức Lươưng sẽ chủ trì đón và hội đàm với Tổng thống Clin-tơn. Tổng thống Clin-tơn cũng sẽ có cuộc gặp với Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Lê Khả Phiêu, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khi, gặp doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, nói chuyện với sinh viên đại học và đi thăm một số danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở Việt Nam.