Thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ


Để thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
(Nội dung cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ thương mại, Vũ Khoan- với phóng viên Thời báo Kinh Tế-)


Hỏi: Thưa Bộ trưởng, thực hiện Hiệp định thương mại có nghĩa là mở cửa cho hàng hoá và đầu tưu nước ngoài trong khi đó
nhiều doanh nghiệp trong nước sức cạnh tranh còn yếu. Vậy việc này sẽ được xử lý nhưu ư thế nào?

--- Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là một hiệp định toàn diện dựa trên các thông lệ quốc tế mà quan trọng nhất là
nguyên tắc của WTO. Đây là các chuẩn mực quốc tế mà phần lớn các nước trên thế giới đều áp dụng, do vậy sớm muộn
ta cũng phải thực hiện nếu muốn đưuợc hưởng thuận lợi do hội nhập đem lại.

Tuy vậy, do nước ta có trình độ phát triển thấp và đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế cho nên mức độ cam kết trong
nhiều lĩnh vực kinh tế thương mại trong hiệp định cũng còn khiêm tốn so với cam kết của các nước mới trở thành thành
viên của WTO (phạm vi cam kết hẹp hơn, nội dung cam kết thấp hơn và lộ trình dài hơn).

Về cơ bản, hiệp định sẽ tạo ra cơ hội cho nhiều ngành phát triển thông qua mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy
nhiên, một điều không tránh khỏi là một số ngành sẽ phải đối đầu với cạnh tranh gay gắt hơn so với hiện tại.

Để các doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh hiệp định quy định một lộ trình thực hiện các cam kết từ 3 đến 10 năm sau
khi hiệp định có hiệu lực. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước cũng có một thời gian chuẩn bị tương đối dài.

Đồng thời, hiệp định cũng quy định quyền áp dụng một số biện pháp dự phòng như bảo lưu quyền bảo hộ ở một số
ngành mà hiện tại ta chưa bảo hộ hoặc bảo hộ ở mức thấp, quy định quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm
thời: tự vệ, chống bán phá giá, quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật... Hiện tại, Chính phủ
đang chỉ đạo gấp rút soạn thảo một số văn bản pháp quy như luật về cạnh tranh và chống độc quyền, sửa đổi luật thương
mại, pháp lệnh về tối huệ quốc, đối xử quốc gia và quyền tự vệ, các quy định về chống bán phá giá... Để sớm có được bộ
khung pháp lý bảo vệ cho các doanh nghiệp gặp phải khó khăn chính đáng trong quá trình cạnh tranh quốc tế, đối với
những ngành lâu nay đã được bảo hộ ở mức cao, nếu như sau một thời gian mà vẫn không nâng cao được khả năng cạnh
tranh của mình thì có lẽ các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc kỹ lại chiến lược đầu tư của mình cho có hiệu quả hơn.

Cạnh tranh quốc tế cũng cần được nhìn nhận theo cả hai khía cạnh: ngoài thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp
trong nước, cạnh tranh còn có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc đổi hướng kinh
doanh thành công. Thực tế trong thời gian qua ở những ngành như bia, may mặc, giày dép, sành sứ... cho thấy các doanh
nghiệp nếu biết phát huy tính sáng tạo thì có thể vươn lên cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng ra thị
trường khu vực và thế giới.

Hỏi: Thưa Bộ trưởng, trong chiến lược XK của BTM đến năm 2010, Bộ trưởng có thể cho biết vai trò của thị trường Mỹ
trong chiến lược xuất khẩu của VN trong thời gian tới?

--- Trong chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010, với chủ
trương tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu theo hưuớng đa
phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ đối ngoại, Việt Nam coi Mỹ là thị trường đầy tiềm năng của khu vực Bắc Mỹ và là
một thị trường có nhiều điều kiện phát triển. Các nước và khu vực khác châu á, EU đã và vẫn là những thị trường mà
Việt Nam có điều kiện phát triển mạnh nhờ các yếu tố thuận lợi về địa lý, truyền thống buôn bán...

Hỏi: Xin Bộ trưởng cho biết lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam?

--- Hiện nay VN đã tham gia một số các diễn đàn thương mại quốc tế bao gồm ASEAN, APEC, ASEM, và đang đàm phán
gia nhập WTO.

Trong khuôn khổ ASEAN, theo Hiệp định về ưuu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT, ta đã thực hiện cắt giảm thuế
quan với 4233 dòng thuế. Từ 2001-2003 sẽ tiếp tục cắt giảm thuế quan với 1894 dòng thuế. Đến 2006 ngoài các mặt hàng
thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn và danh mục các mặt hàng nhạy cảm, thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ
ASEAN sẽ giảm xuống 0 - 5%. Đối với APEC hàng năm Việt Nam vẫn xây dựng chương trình hành động quốc gia trên
tinh thần cắt giảm hàng rào phi thuế quan một cách tự nguyện. Việt Nam còn tham gia chương trình hành động tập thể,
chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật và tham gia vào các nhóm công tác của APEC. Đối với ASEM, Việt Nam chưua đưua
ra cam kết cụ thể nào.

Đối với WTO, kể từ khi nộp đơn xin gia nhập từ năm 1995, ta đã tiến hành ba phiên đàm phán và hoàn thành về cơ bản
quá trình minh bạch hoá chính sách . Phiên đàm phán thứ tưu dự định tiến hành vào cuối tháng 11/2000. Bộ thương mại và
các bộ, ngành khác đang tích cực xây dựng phương án đàm phán song phương về mở cửa thị trường hàng hoá, dự kiến
bắt đầu đàm phán với các thành viên của WTO từ 2001.