200 triệu USD xuất khẩu rau quả




Hà Nội (Ttxvn 17/12/2000)
11 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 177 triệu Usd rau quả và ước tính năm cả 2000 sẽ đạt trên 200 triệu Usd.

Trong thập kỷ 80, có năm Việt Nam đã từng xuất khẩu 32.000 tấn rau quả. Những năm đầu của thập kỷ 90 số lượng xuất khẩu giảm, nhưng mấy năm gần đây xuất khẩu đã tăng trở lại, như năm 1999 xuất khẩu 9.370 tấn, 11 tháng đầu năm 2000 là 15.155 tấn.

Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng là lợi thế về đất đai khí hậu để phát triển rau quả. Cả nước hiện có 377.000ha rau với sản
lượng 5,6 triệu tấn với nhiều chủng loại phong phú như cải bắp, su hào, cà chua, dưa chuột, hạt tiêu, ớt, hành tây, nấm...; 425 ha trồng cây ăn quả với sản lượng khoảng 4,0 triệu tấn với các loại cây chủ yếu là dứa, chuối, xoài, vải, nhãn, thanh long, chôm. Hiện nay, các vùng nguyên liệu này được trồng chủ yếu theo qui mô hộ gia đình, sản xuất manh mún, phân tán.

Theo Bộ Thương mại, hiện các thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia luôn có nhu cầu cao về các loại quả xoài, đu đủ, sầu riêng, bơ, dứa... là những trái cây Việt Nam có thể trồng được. Những sản phẩm này của Việt Nam mặc dù ở trong nước nhiều khi du ư thừa, không tiêu thụ được nhưng do chưua quy hoạch, công nghệ chế biến và đặc biệt là khâu bảo quản thấp kém nên chưa thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Việt Nam hiện có khoảng 80 nhà máy chế biến rau quả với tổng công suất khoảng 200 tấn/năm. Nhưng phần lớn công nghệ, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, cơ cấu sản phẩm và chất lượng sản phẩm không còn phù hợp với thị trường. Tỷ lệ chế biến rau quả ở Việt Nam mới đạt khoảng 5-7% tổng sản lượng hàng năm và tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 20-25%.

Mục tiêu được nêu trong đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010, đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,0 tỷ Usd.

Để đạt mục tiêu đề ra, những giải pháp được coi là chủ yếu gồm: 4 qui hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu gắn với việc đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, trong đó quan tâm phát triển mạnh ở những vùng có điều kiện sinh thái đặc biệt như đồng bằng Sông Cửu Long, Lâm Đồng, đồng bằng Sông Hồng, vùng cao miền núi phía Bắc ; đầu tư cho khoa học công nghệ để sản xuất giống và hỗ trợ nông dân kỹ thuật trồng cây; chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.../.