Đại hội đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên thành công tốt đẹp
Sau hai ngày làm việc, chiều 29 -3, Đại hội Đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên đã thành công tốt đẹp và bế mạc.
Đại hội long trọng tuyên dương các vị là người dân tộc thiểu số cũng như người Kinh đã có nhiều công lao xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên trong kháng chiến cứu nước trước đây và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Trong đó, 21 vị được Chủ tịch nước truy tặng và 26 vị được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Đại đoàn kết toàn dân tộc. 73 vị được Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.
Báo cáo tổng hợp từ các ý kiến của hơn 40 đại biểu phát biểu ý kiến tại hội trường và năm diễn đàn thảo luận, nêu rõ: hầu hết các đại biểubày tỏ niềm tự hào về những đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định những thành tựu và bước tiến của Tây Nguyên trong 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã từng bước làm thay đổi bộ mặt Tây Nguyênngày càng giàu đẹp, văn minh.
Các đại biểu đều khẳng định chính sách đại đoàn kết, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, nhằm củng cố, tăng cường đoàn kết dân tộc, chăm lo đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho các tỉnh Tây Nguyên phát triển nhanh về mọi mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện, xoá đói giảm nghèo. Chính trị, an ninh,quốc phòng trên địa bàn được củng cố và giữ vững.
Đại đa số đồng bào đều tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập trung sức lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.
Các ý kiến cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác Hồ, với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đồng bào cả nước đã quan tâm, giúp đỡ và dành cho Tây Nguyên những tình cảm tốt đẹp nhất thể hiện sinh động tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Sự kiện UNESCO công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu vµ phi vật thể của nhân loại” thật sự có ý nghĩa to lớn đối với cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa vừa đa dạng phong phú, vừa độc đáo và giàu bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên. Việc phối hợp tổ chức đón nhận quyết định của UNESCO trong chương trình Đại hội càng làm tăng ý nghĩa to lớn của Đại hội.
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" do MTTQ Việt Nam phát động được nhân dân hưởng ứng tích cực, góp phần làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận đồng bào dân tộc được cảithiện rõ rệt.
Một số đại biểu thẳng thắn chỉ ra một số thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo đời sống đồng bào Tây Nguyên. Có ý kiến bày tỏ sự lo ngại về sự quan liêu, không sát dân, không nắm được đầy đủ tâm tư nguyện vọng của dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên; về sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân trong vùng; nhất là về những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa; về hiện tượng tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội.
Các ý kiến đều nêu quyết tâm không ngừng nâng cao cảnh giác, kiên quyết phòng và chống mọi âm mưu của các thế lực thù địchphá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, giữa người Kinh và người Thượng, giữa lương và giáo.
Các đại biểu cũng bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng và những đề xuất kiến nghị Nhà nước quan tâm hỗ trợ về kinh phí để duy trì, tôn tạo không gian văn hóa cồng chiêng , xứng đáng là kiệt tác di sản truyền khẩu vµ phi vật thể của nhân loại. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chế độ chính sách để dạy tiếng dân tộc thiểu số cho con em đồng bào. Cần duy trì và tổ chức thường xuyên các lễ hội truyền thống nhằm giáo dục thế hệ trẻ. Tăng cường công tác giao lưu, kết nghĩa giữa các dân tộc anh em. Cần quan tâm giải quyết việc làm cho con em đồng bào dân tộc đã tốt nghiệp các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.
Trung ương cần sớm xây dựng một bệnh viện khu vực ở Tây Nguyên để khám chữa bệnh cho nhân dân. Cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp cần thường xuyên về với nhân dân ở các buôn làng để vừa hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vừa tuyên truyền, vận động nhân dân không nghe theo kẻ xấu xúi giục, kích động. Đầu tư xây dựng các tuyến đường lên biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và bảo đảman ninh, quốc phòng.
Cần đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng phù hợp với đặc thù Tây Nguyên. Quan tâm về kinh phí cho đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng, nhất là ở cấp cơ sở và khu dân cư. Quan tâm hơn nữa đối với các già làng, trưởng bản nhằm phát huy vai trò và uy tín trong việc vận động nhân dân. Cần có chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; chế độ bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc thù Tây Nguyên. Đối với cán bộ người Kinh công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng cần có chế độ chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích họ gắn bó với đồng bào.
Trong không khí đoàn kết, phấn khởi về thành công của Đại hội, nhiều ý kiến đề nghị các đại biểu tham dự Đại hội cần có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong đồng bào các dân tộc về ý nghĩa và kết quả to lớn của Đại hội và bày tỏ mong muốn cứ 5 năm một lần tổ chức Đại hội Đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên.
Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư gửi BCH Trung ương Đảng, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, bày tỏ sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nguyện tăng cường khối đại đoàn kếtcủa 47 dân tộc anh em trên cao nguyên cùng cả nước xây dựng Tây Nguyên phát triển toàn diện, vững chắc.
Phát biểu bế mạc Đại hội, Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt nêu rõ: trong không khí thắm tình đoàn kết anh em của ngày Hội lớn, Đại hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đại hội chúng ta đã thảo luận và nhất trí thông qua báo cáo "Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên qua 60 năm chiến đấu, bảo vệ, xây dựng Tây Nguyên theo Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Đại hội Đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên kết thúc vào dịp đồng bào Tây Nguyên cũng như đồng bào cả nước đang ra sức thi đua, bằng những việc làm cụ thể thiết thực để chào mừng Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội đánh dấu bước phát triển mới to lớn trên chặng đường thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, các dân tộc Tây Nguyên nguyện phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện thật tốt Quyết tâm thư mà Đại hội đã nhất trí thông qua, những việc làm cụ thể nhằm thực hiện có kết quả các Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX và Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Tây Nguyên, tiếp tục thực hiện tốt Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam ngày 19-4-1946 và Di chúc thiêng liêng của Người để lại cho nhân dân ta trước lúc đi xa, huy động mọi nguồn lực, vượt qua mọi thách thức, khó khăn, làm cho Tây Nguyên có bước phát triển vượt bậc, hòa nhịp cùng các vùng, miền trong cả nước đẩy mạnh CNH, HĐH , vì sự phồn vinh của Tây Nguyên và của các dân tộc Việt Nam.
Tối 29-3, tại Công viên Diên Hồng, thành phố Plây Cu, diễn ra Dạ hội chào mừng thành công Đại hội đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên của đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai.
Nguồn: Báo Nhân Dân