Tình hình kinh tế- xã hội quý I năm 2003

(Tổng hợp từ Báo cáo của Tổng cục Thống kê Tình hình kinh tế – xã hội quý I/2003)

A- Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

Theo tính toán sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2003 tăng 6,88% so với Quý I/2002, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 11,7%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,43%; khu vực dịch vụ tăng 6,59%. So với tốc độ tăng 6,52% của quý I/ 2002 thì tốc độ tăng GDP Quý I/2003 cao hơn nhưng vẫn chưa bằng tốc độ tăng 7,12% của Quý I/2001. Trong 6,88% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,18%, khu vực công nghiệp và xây dựng 3,80% ( công nghiệp 3,16%) và khu vực dịch vụ 2,90% . Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng rất thấp so với quý I các năm trước đó (quý I/2000 tăng 3,88%, I/2001 tăng 3,27%, I/2002 tăng 3,38% và I/2003 chỉ được 1,17%). Nguyên nhân chủ yếu do vụ lúa đông xuân của đồng bằng sông Cửu Long giảm cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

1- Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2003 ước tính tăng 15,1% so với I/2002, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 11,7%; khu vực ngoài nhà nước tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,1%. Dầu khí, sau nhiều tháng giảm đã có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng. So với quý I các năm trớc đây thì tốc độ tăng 15,1% là khá cao (quý I/1999 tăng 10,3%; I/2000 tăng 13,4%; I/2001 tăng 14,4% và I/2002 tăng 13,8%).

Các tỉnh, thành phố có quy mô công nghiệp trên địa bàn lớn có mức độ tăng trưởng cao hơn mức tăng chung là Bình Dương tăng 35,7%; Hà Tây tăng 25,4%. Khánh Hoà tăng 21,6%; Hà Nội tăng 17,9%; Cần Thơ tăng 17,7%; Đồng Nai tăng 16,5%; Đà Nẵng tăng 16,0%; TP HCM tăng15,4%. Các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp quản lý (chiếm tỷ trọng 20% giá trị toàn ngành công nghiệp) tăng14,3%.

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có giá trị sản xuất lớn, tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nớc và xuất khẩu đều đạt tốc độ tăng cao so với quý I/2002 là yếu tố quyết định cho tăng trưởng công nghiệp quý I như sản phẩm dệt may, thuỷ sản chế biến, công nghiệp cơ khí và lắp ráp. Đặc biệt trong quý I /2003 do giá dầu thô xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng cao nên đã tăng lượng dầu khai thác, ước tính tăng 9,5% so với quý I/2002. Một số sản phẩm chủ yếu tốc độ tăng trưởng khá cao như: thủy sản chế biến tăng 22,1%, đường mật – 25,3%; quần áo dệt kim – 29%; quần áo may sẵn – 61,4%; xi măng – 13,8%; thép cán các loại - 29,6%; máy công cụ - 13,9%; động cơ diesel – 209%. Tuy nhiên, một số sản phẩm gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nên tăng ở mức thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: than sạch khai thác ước tính quý I chỉ tăng 3,4%, do xuất khẩu than không đạt mức cùng kỳ cả về lượng xuất khẩu và kim ngạch; thuốc trừ sâu giảm 1,5%; xà phòng các loại giảm 7,2%; máy biến thế giảm 4,5% và xe đạp giảm 30,1%. Sản lượng giấy bìa tuy tăng ở mức 15,5% nhưng có khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do giấy ngoại nhập nhiều, với giá thấp hơn giá sản xuất trong nước dẫn đến tồn kho giấy tương đối cao so với mức tồn đầu năm. Ngành sản xuất thép chưa chủ động được nguồn nguyên liệu do phần lớn phôi thép phải nhập khẩu. Ngành dược phẩm cũng có tình hình tương tự. Ngành da giày chủ yếu làm gia công bằng nguyên vật liệu, mẫu mã của nớc ngoài nên giá trị tăng thêm thấp và phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Thêm nữa, chiến tranh Irắc cũng ảnh hưởng lớn đến một số ngành sản xuất như chế biến sữa, chế biến chè, dầu thực vật, sản xuất phân bón hỗn hợp do thị trờng tiêu thụ sản phẩm chính là Irắc và các nước Trung Cận đông.

2- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:

Tính đến 15/3/2003 cả nước đã gieo cấy được 2977,2 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 100,6% cùng kỳ năm trước. Trong đó các địa phơng phía Bắc gieo cấy 1137 nghìn ha, bằng 101,5%; các địa phơng phía Nam 1840,2 nghìn ha, bằng mức cùng kỳ năm trước.Trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt 1496 nghìn ha, giảm 1,2% do nhiều tỉnh tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một phần diện tích lúa năng suất thấp được chuyển sang trồng các loại cây khác và nuôI trồng thủy sản. Sản lượng lúa ước đạt 8,4 triệu tấn, giảm 24,4 vạn tấn.

Sản xuất lâm nghiệp tập trung vào những hoạt động chính như: trồng, khoanh nuôi và chăm sóc rừng; trồng cây phân tán; khai thác gỗ và các loại lâm sản khác phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu. Diện tích rừng trồng tập trung cả nước mới đạt 55,3 nghìn ha, bằng 97,4% cùng kỳ năm ngoái. Trồng cây phân tán đạt kết quả khá, ước tính quý I/2003 cả nước trồng được 47,6 triệu cây, tăng 5,7% so với quý I/2002. Các tỉnh có kết quả trồng cây phân tán khá là Hoà Bình, Nghệ An, Hà Giang. Khai thác gỗ ước tính đạt 642 nghìn m3, tăng 1,3% so với quý I/2002.

Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tiếp tục phát triển. Ước tính quý I/2003 sản lợng thuỷ sản đạt 661 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nuôi trồng đạt 198,7% nghìn tấn, tăng 8,3%; khai thác 462,3 nghìn tấn, tăng 2,8%.

Tính chung, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2003 theo giá so sánh 1994 đạt 35,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với quý I/2002, trong đó nhà nông nghiệp 27,6 nghìn tỷ, tăng 0,9%; lâm nghiệp 1,4 nghìn tỷ, tăng 1,8%; thuỷ sản 6,4 nghìn tỷ, tăng 5,4%.

3- Đầu tư và xây dựng:

Kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách Nhà nớc đạt 22,2 nghìn tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2002. Ước tính quý I, nguồn vốn này đợc thực hiện đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch năm.

Quý I /2003, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành một số công trình lớn như: Quốc lộ (QL) 1 đoạn Đông Hà- Quảng ngãi, QL10 đoạn TháI Bình – Hải Phòng, mở rộng QL 1 đoạn TP HCM- Trung Lương, cơ bản hoàn thành dự án đường xuyên Á, Cầu clanhke cảng Ninh Phước, 4 cầu trên đường HCM, các cầu đường sắt và một số công trình phục vụ SEA GAMES 22. Dự án QL số 6 cũng được tập trung đẩy mạnh tiến độ thi công để phục vụ cho việc xây dựng thuỷ điện Sơn La.

ĐTNN từ đầu năm đến 18/3/2003 đã có 79 dự án đầu tư được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 178,7 triệu USD; So với cùng kỳ năm trước số dự án chỉ bằng 52,3% và số vốn bằng 67,8%. Như vậy qui mô bình quân 1 dự án được cấp phép I/2003 cao hơn quy mô bình quân dự án được cấp phép I/2002. Các dự án đầu tư cũng như số vốn đăng ký tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp: 55 dự án với số vốn đăng ký 105,4 triệu USD, chiếm 69,6% về số dự án và 59% về vốn đăng ký. Ngành xây dựng có 6 dự án với 30,9 triệu USD, chiếm 7,6% về số dự án và 17,3% về vốn đăng ký. Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ có 5 dự án với vốn đăng ký 9,8 triệu USD chiếm 6,3% và số dự án và 5,5% về vốn đăng ký. Phần lớn các dự án vẫn tập trung vào các tỉnh TP phía Nam với 62 dự án và 133,8 triệu USD chiếm 78,5% về số dự án và 74,9% về vốn đăng ký. Thứ tự theo vốn đăng ký: Đồng Nai có 9 dự án với vốn gần 38 triệu USD, Bình Dương 20 dự án với vốn 33,9 triệu USD, TP HCM 15 dự án với số vốn 10,2 triệu USD… Các tỉnh phía Bắc mới có 17 dự án với số vốn 44,9 triệu USD, chiếm 25,1% về vốn: Hải Dương có 4 dự án với 10,4 triệu USD, Vĩnh Phúc 3 dự án với 10 triệu USD, Quảng Ninh 1 dự án với 9,9 triệu USD, Hải Phòng 2 dự án với 7 triệu USD…

Theo các đối tác đầu tư và thứ tự theo vốn đăng ký: Đài Loan có 23 dự án với tổng số vốn đăng ký 49,3 triệu USD; Singapo 4 dự án với 30,4 triệu USD, Hàn Quốc 17 dự án và 20,2 triệu USD; Malaixia 2 dự án và 17 triệu USD, Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 5 dự án với 16,5 triệu USD, Trung Quốc 7 dự án và 14,2 triệu USD, Mỹ 2 dự án với 11,8 triệu USD, Nhật Bản 6 dự án và 7,3 triệu USD…

4- Vận tải:

Vận chuyển hành khách quý I/2003 ước đạt 223,1 triệu lượt hành khách và gần 8,4 tỷ lượt hành khách.km. So với cùng kỳ năm trước tăng 4,6% về khối lượng vận chuyển và tăng 9,1% về khối lượng luân chuyển. Tương tự, vận chuyển hàng hoá đạt gần 42,6 triệu tấn và 12,6 tỷ tấn.km, tăng 4,4% về khối lượng vận chuyển và 1,9% về khối lượng luân chuyển. Khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng thấp và tăng thấp hơn khối lợng hàng hoá vận chuyển do khối lượng luân chuyển bằng đường biển (chiếm hơn 70% tổng số) chỉ tăng 1% so với quý I/2002, chủ yếu do chiến tranh ở Irắc ảnh hưởng vận tải biển trên tuyến Trung Đông.

5-Thương mại, giá cả và du lịch:

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ quý I/2003 ước tính đạt 75,6 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước đạt 12,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7%; kinh tế cá thể chiếm 65,5%, tăng 11,1%; kinh tế tập thể tăng mạnh nhất 26,6%, tư nhân tăng 20,2% và khu vực có vốn ĐTNN tăng 16,6%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2003 giảm 0,6% với tháng trước, trong đó lương thực, thực phẩm giảm nhiều nhất 1,9% (lương thực giảm 0,9%, thực phẩm giảm 2,4%); đồ uống và thuốc lá giảm 0,6%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 0,7%; nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 1,8%. Đặc biệt nhóm dược phẩm, y tế tăng đột biến 8,1%. Chỉ số giá vàng 3/2003 giảm 1,2% so với tháng trước và tăng 9,3% so với 12/2002. Chỉ số giá đô la Mỹ không tăng so với tháng trước nhưng tăng 0,4% so với 12/2002.

Kim ngạch xuất khẩu: quý I/ 2003 ước đạt 4,7 tỷ USD, tăng 43,4% so với cùng kỳ năm 2002, trong đó khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu gần 2,4 tỷ USD tăng 41,7%; khu vực có vốn ĐTNN ( kể cả dầu thô) xuất khẩu 2,3 tỷ USD, tăng 45,3%.Kim ngạch xuất khẩu quý I/2003 tăng mạnh so với quý I/2002 tập trung vào các mặt hàng như dầu thô, dệt may, hải sản, giày dép và các mặt hàng có đà tăng trưởng tốt từ cuối năm trước. Bốn mặt hàng xuất khẩu chính trên chiếm 62% kim ngạch xuất khẩu quý I. Đặc biệt xuất khẩu dầu thô trong quy I được lợi về giá.

Kim ngạch nhập khẩu quý I ước tính đạt 4,8tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ 2002, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu hơn 3,2 tỷ USD, tăng 27,6% khu vực có vốn ĐTNN nhập khẩu gần 1,6 tỷ USD, tăng 27,6%. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm ngoái.

Khách quốc tế đến Việt Nam quý I năm nay ước tính đạt 712,5 nghìn lượt người tăng 11,4% so với quý I năm trớc, trong đó khách du lịch tăng 11,6%; vào làm việc tăng 11,5%; thăm thân nhân tăng 6,6%. Mục đích khác tăng 18,6%.

B- Một số vấn đề xã hội

- Trong quý I, mức lương tối thiểu được tăng từ 210 lên 290 nghìn đồng theo Nghị định 03/2003/NĐ-CP ngày 15/1/2003 đã góp phần nâng cao mức sống người lao động làm việc trong khu vực hành chính.

- Hoạt động văn hoá thể thao trong quý tập trung vào việc tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho SEA GAMES 22.

- Tình hình dịch bệnh: trong quý I/2003 các dịch bệnh lớn không xảy ra. Tuy nhiên, trong tháng 3/2003 bệnh viêm đường hô hấp cấp đã xảy ra bất ngờ và tiến triển nhanh chóng tại Hà Nội. Nhà nước đã thành lập Ban đặc nhiêm phòng chống dịch viêm đường hô hấp, điều trị cách ly tuyệt đối các trường hợp mắc bệnh… Đến nay, bệnh này đã được khống chế và kiếm soát chặt chẽ không có sự lây lan trong cộng đồng.

- Tai nạn giao thông, quý I/2003, cả nước đồng loạt thực hiện Nghị quyết 13/2002/ NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn và ùn tắc giao thông và Nghị định 15/ NĐ-CP về quy định sử phạt vi phạm giao thông đường bộ. Tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm ở các đô thị lớn đã giảm, hiện tượng đua xe trái phép về cơ bản không tái diễn. Tai nạn giao thông đã giảm rõ rệt, nhất là giao thông đờng bộ. 2 tháng đầu năm 2003, tai nạn giao thông giảm 17,6%, số người chết giảm 2,6% số người bị thương 18,1% so với cùng kỳ năm trước.