Vài nét tình hình xuất nhập khẩu năm 2001-2002

Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 15,1 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2000; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 8,35 tỷ USD (tăng 9,3%) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 3,75 tỷ USD (tăng 8%). Trong số 15 mặt hàng xuất khẩu chính yếu, có 12 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu 100 triệu USD trở lên, trong số đó có 4 mặt hàng là dầu thô, thủy sản, dệt may, giày dép đạt từ 1,52 tỷ đến 3,17 tỷ USD. Trong năm 2001, có 3 mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao là hàng thủy sản đạt 1,8 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2000; rau quả 305 triệu USD, tăng 42,9%; than đá 4 triệu tấn, đạt 108 triệu USD, tăng 23% về số lượng và 15,3% về giá trị. Ngoài ra có hai mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao là hàng dệt may 1,8 tỷ USD, tăng 5,7%, giày dép 1,52 tỷ USD, tăng 3,8%.

Về nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu năm 2001 đạt 16 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2000; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 11,24 tỷ USD (giảm 0,40%)và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,76 tỷ USD (tăng 9,3%). Hoạt động nhập khẩu đã đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu cho các ngành kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của xã hội đối với một số mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, cũng như nhằm bảo hộ một số ngành trong nu?c và phù h?p v?i ti?n trình h?i nh?p kinh t? khu v?c và th? gi?i. Tuy nhiên, trong th?i gian qua ta v?n chua có bi?n pháp h?u hi?u b?ng thu? quan và phi thu? quan d? h?n ch? nh?p kh?u xe máy, du?ng an, d? tuong, mu?i, th?c an gia súc, b?t cá...Nhập siêu tuy còn cao nhưng đã giảm so với năm 2000. Nếu tính cả dầu thô thì năm 2001, nhập siêu là 800 triệu USD, chiếm 5,2% giá trị xuất khẩu (năm 2000 nhập siêu chiếm 8%). Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2.889 triệu USD, chiếm 34,5% giá trị xuất khẩu của khu vực.

2/ Phát triển thị trường xuất khẩu năm 2002

Theo Bộ Thương mại, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2002 sẽ tăng 11% so với năm 2001, đạt 16,6 tỉ USD, trong đó xuất khẩu thủy sản là 2,1 tỉ USD, dệt may 2,4 tỉ USD, giày dép 1,9 tỉ USD, d?u thô 2,6 t? USD, linh ki?n di?n t? 750 tri?u USD, g?o 640 tri?u USD...

Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2002, cần giải quyết 3 nhóm vấn đề lớn là: tăng cường thâm nhập và mở rộng thị trường XK, cần có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp quản lý và các hiệp hội ngành hàng và các DN trong công tác xúc tiến thương mại và tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách XNK, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của nông dân.

Một trong những khâu then chốt là tiếp tục mở rộng thị trường theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, đặc biệt là đối với những thị trường có nhiều tiềm năng, tạo động lực mới cho tăng trưởng XK.

Thứ nhất là thị trường Mỹ: Hiện nay, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam còn nhỏ, chỉ khoảng 7% với gần 1 tỷ USD năm 2001. Mục tiêu từ nay đến cuối năm là đưa mức tăng trưởng XK vào thị trường Mỹ lên 50-70%, từ 1tỷ USD lên khoảng 1,5-1,8 tỷ USD. Các ngành hàng chủ yếu sẽ là may mặc, giày dép, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa và một số mặt hàng công nghệ tiêu dùng khác.

Thứ hai là thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường xuất khẩu lớn, ít chịu tác động dây chuyền của việc kinh tế thế giới suy yếu. Mục tiêu đặt ra cho năm 2002 đối với thị trường này là 1,9 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2001. Mặt hàng trọng điểm gồm thủy sản, rau quả, cao su, sản phẩm gỗ, mỹ nghệ, thực phẩm chế biến và hóa phẩm tiêu dùng.

Thứ ba là thị trường Nhật Bản: Đây vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng bình quân 22%/năm trong giai đoạn 1996 - 2000 từ 950 triệu USD lên 2,6 tỷ USD, riêng năm 2001 giảm 3% so với năm 2000. Mục tiêu phấn đấu xuất khẩu vào thị trường này sẽ tăng 10% trong năm 2002. Các mặt hàng có tiềm năng là dệt may, giày dép, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, rau quả, sản phẩm gỗ.

Thứ tư là thị trường Nga và các nước SNG: Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu vào Nga đạt trên 200 triệu USD. Mục tiêu đặt ra là tăng trưởng kim ngạch 20-25% trong năm 2002. Các mặt hàng có nhiều tiềm năng là dệt may, chè, cao su, rau quả, thực phẩm chế biến và thịt lợn.

Thứ năm là thị trường Irắc: Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt trên 300 triệu USD. Chủ trương của Bộ Thương mại là cần tìm mọi cách để duy trì và gia tăng sự có mặt, đồng thời chuẩn bị chỗ đứng lâu dài ở thị trường này.

Thứ sáu là thị trường Châu Phi: Hiện nay quan hệ thương mại của ta với thị trường này còn nhiều hạn chế. Việt Nam xuất khẩu sang Châu Phi chủ yếu là gạo nhưng qua trung gian. Thị trường này được đánh giá là tiềm năng phát triển thương mại rất đáng kể. Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường này gạo, các loại nông sản, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, hàng bách hóa.

Thứ bảy là thị trường Lào, Cămpuchia: Dung lượng thị trường này không lớn nhưng có ý nghĩa lớn đối với nước ta. Bộ Thương mại đề nghị các địa phương chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghi?p gia tang thâm nh?p th? tru?ng này thông qua các hình th?c d?u tu s?n xu?t t?i ch?, trao d?i buôn bán biên gi?i, nh?n th?u xây d?ng... để gia tăng kim ngạch và sự có mặt ở thị trường này.

(Kinh tế - Kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm Thông tin số 2/2002; Công báo số 2 ngày 15/01/2002;
Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 04/01/2002 và 27/02/2002).