NFN bác bỏ báo cáo của Tổ chức Giám sát Nhân quyền về Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phan Thuý Thanh trả lời phóng viên ngày 18/01/2002:
Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam hỏi: Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 17/1/2002, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) công bố bản phúc trình đánh giá thành tích nhân quyền của Việt Nam trong năm 2001 và cho rằng Việt Nam đã có những thụt lùi về mặt nhân quyền, đặc biệt trong lĩnh vực tự do tín ngưỡng?
Trả lời:
Chúng tôi bác bỏ những nhận xét hoàn toàn sai sự thật và không có cơ sở về tình hình Việt Nam của Tổ chức theo dõi nhân quyền.
Cần phải nói thêm rằng, trong thời gian gần đây, Tổ chức này thường xuyên phụ hoạ với những luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam của các tổ chức phản động chống đối Việt Nam ở nước ngoài. Với việc làm này, tổ chức này đang tự bôi xấu mình.
Một dân tộc đã đấu tranh vô cùng gian khổ để giành lại quyền cơ bản nhất của con người đó là quyền được sống trong độc lập, tự do, thực sự làm chủ vận mệnh của mình thì không bao giờ lại không coi trọng những quyền cơ bản nhất của con
người đó là các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo. Những quyền này được bảo đảm trong Hiến pháp và được tôn trọng trên thực tế.
Những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho mọi công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội cho thấy Nhà nước Việt Nam đã và đang làm hết sức mình để từng bước thực hiện và phát triển quyền con người. Những thành tựu này đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Ơ' Việt Nam không có ai bị giam giữ vì bầy tỏ chính kiến hoặc vì lý do tôn giáo. Chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật mới bị giam giữ. Mọi quốc gia đều có những quy định của pháp luật ngăn chặn những hành động quá khích của một số cá nhân đi
ngược lại nguyện vọng chung của nhân dân. Mọi vi phạm pháp luật phải bị xử lý theo pháp luật. Đó là tiêu chí của một Nhà
nước pháp trị.
Việt Nam là một đất nước có nhiều tôn giáo khác nhau với khoảng 20 triệu người chiếm 1/3 dân số. Điều 70 trong Hiến pháp hiện hành của Việt Nam quy định " Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào", "Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ" và "Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo". Điều đó được bảo đảm bằng một loạt những điều luật và chính sách cụ thể, cũng như ư chính sách đoàn kết dân tộc rộng rãi giữa những người theo đạo và những người không theo đạo nhằm động viên mọi người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Chúng tôi tin rằng những luận điệu của tổ chức này cũng như của những kẻ vẫn nuôi hận thù với đất nước Việt Nam chẳng có thể thuyết phục đựợc bất cứ ai.