Cuốn sách "Chân dung Hồ Chí Minh" in trên giấy dó ở Mỹ

Lao Động số 103 Ngày 15.05.2001
Bài viết của Suzanne Lecht

T ại cuộc triển lãm ảnh in trên giấy dó của nhà thơ Nguyễn Duy ở Hội Mỹ thuật TPHCM khai mạc ngày 12 tháng 5, công chúng bất ngờ được biết đến một cuốn sách quý, đó là cuốn sách "Chân dung Hồ Chí Minh" do hoạ sĩ Mỹ David Thomas thực hiện. Tại triển lãm nói trên, bà Suzanne Lecht - một nhà hoạt động mỹ thuật người Mỹ rất yêu mến VN và nền mỹ thuật VN, sống và làm việc ở Hà Nội từ nhiều năm nay - đã giới thiệu về cuốn sách này .

David Thomas là một hoạ sĩ, nhà đồ hoạ, và giảng viên mỹ thuật Trường Cao đẳng Emmanuel ở thành phố Boston bang Massachusetts. David luôn luôn muốn tìm hiểu về Hồ Chí Minh, một con người đã thay đổi dòng lịch sử VN nhưung đến nay vẫn còn ít được biết tới ở Mỹ. Ông cũng ngạc nhiên vì có quá ít công trình viết về con người kỳ lạ này bằng tiếng Anh.

David bắt đầu dự án của ông vào năm 1992 với một loạt 50 bức chân dung Hồ Chí Minh thực hiện bằng chất liệu tổng hợp: Thạch bản, xé dán và phấn tiên cỡ 50x70cm thể hiện cuộc sống của Hồ Chí Minh và văn hoá VN; phía trên những hình ảnh xé dán ấy là hình Cụ Hồ bằng phấn tiên vẽ theo chân dung chuẩn mực phổ biến ở khắp nưuớc VN.

Thoạt đầu, ông làm việc này chỉ với mục đích khám phá cuộc đời của một con người mà 23 năm trước đây ông được biết tin người ấy qua đời, giữa lúc ông là một người lính Mỹ ở Pleiku (năm 1969). Ông muốn biết rõ hơn về con người được người VN tôn thờ. Một con người đã được so sánh với Gandhi và Lênin, một lãnh tụ vĩ đại của mọi thời đại. Một trong những gương mặt quan trọng nhất của lịch sử nước Mỹ và thế giới thế kỷ 20, mà người Mỹ lại gần
như không biết gì.

Trong khi thực hiện nhiều dự án trao đổi văn hoá giữa Mỹ và VN suốt từ năm 1987 tới nay, David đã nhiều chuyến sang VN. Càng yêu và khâm phục nhân dân và đất nước VN, ông càng quan tâm tới nhà lãnh tụ "bí ẩn" này. Và càng biết về Cụ Hồ, ông càng thấy mình chưa biết đưuợc bao nhiêu.

Cuốn sách mỏng mà ông định thực hiện không có tham vọng là một tiểu sử mang tính bác học về Hồ Chí Minh, trưuớc nhất nó là một phác hoạ có tính chất rất cá nhân và mang tính hưu cấu về Cụ Hồ, và bởi ông là hoạ sĩ nên đó phải là cuốn sách mỹ thuật. Giữa kỳ nghỉ học kỳ đầu năm 1997, ông bắt đầu viết và thiết kế cuốn sách trên máy vi tính của tôi.

Nhằm làm cho cuốn sách mang đậm "tính VN", ông quyết định in nó bằng giấy dó và sách sẽ đưuợc đựng trong một hộp sơn mài truyền thống làm ở VN. Hộp này lại được phủ bằng một tấm lụa cũng làm tại VN. Cứ một trang bài viết in trên giấy dó mỏng lại tiếp một trang giấy dó dày in hình ảnh ghép từ những hình về cuộc đời của Cụ Hồ và văn hoá VN. Số lượng bản in chỉ là 100 bản cộng thêm 10 bản in thử của hoạ sĩ. Ông đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều bạn bè ở VN và Mỹ để hoàn tất công việc. Mục tiêu cuối cùng của ông là thuyết phục được một nhà xuất bản biến nó thành một sản phẩm bán trên thị trường Mỹ.

Năm sau ông làm việc suốt các đêm, các ngày nghỉ cuối tuần, các kỳ nghỉ hè và hầu như mỗi phút rảnh rỗi cho cuốn sách. Rồi ông nghe nói có một người tên là Charles Fenn - một công dân Mỹ gốc Anh sống ở Ireland. Trong thời gian phục vụ ở Cơ quan Chiến lược Mỹ (tiền thân của CIA) tại Hoa Nam thời Thế chiến hai, ông này đã cùng với Hồ Chí Minh tổ chức việc cứu các phi công Mỹ bị Nhật bắn hạ. Sau Thế chiến, Charles trở về London và trở thành nhà biên kịch. Năm 1971, ông ta đã viết một cuốn tiểu sử rất hay về Cụ Hồ. Lúc này Charles đã 91 tuổi và sống ở Schull, thuộc Ireland. David quyết định tiếp xúc với ông ta và đề nghị ông viết lại phần tiểu sử mang tính hư cấu cho cuốn sách của mình. David và vợ ông là Jean đã ở lại nhà Charles nhiều ngày để thuyết phục và cuối cùng Charles nhận lời.

Trong vài tháng sau đó, Charles viết lại toàn bộ phần tiểu sử hưu cấu một cách sinh động nhờ những hiểu biết đầu nguồn về Cụ Hồ và khả năng của một nhà biên kịch lâu năm.

Nhưng David lại thấy cần bổ sung vào đó những thông tin về bối cảnh lịch sử. Ông quyết định chia mỗi trang thành hai phần: Phía trên là tiểu sử hư cấu và phía dưuới là sự kiện lịch sử. Cũng có những tưu liệu bổ sung khác nhưu thơ và bài viết của Cụ Hồ, thơ của các nhà thơ VN khác, bản đồ, biên niên, lời giới thiệu và lời tựa cùng với hai mẩu chuyện của hai nhân vật rất gần gụi Cụ Hồ là Vũ Kỳ và Đinh Đăng Định kể riêng cho cuốn sách của David. Do vậy, cuốn sách dày tới 118 trang (59 trang bài viết và 59 trang hình).

Mùa xuân năm 1999, các thợ thủ công ở Hà Nội bắt đầu làm 110 cái hộp sơn mài và 110 tấm lụa bọc, hơn 15.000 tờ giấy dó khổ 21x27,5cm. Chúng được hoàn tất vào cuối năm 1999 và đóng tàu gửi qua Boston. David bắt đầu công việc in ấn khoảng 7.000 tấm hình (110 bản cho 59 hình) trên giấy dó. Để làm việc ấy, tôi đã sử dụng ba chiếc máy in phun Hewlett Packard 990C. Cùng lúc ấy, David Wolfe ở Nhà xuất bản Wolfe, thành phố Portland, bang Maine, bắt đầu in các trang chữ.

Ngày 19 tháng 5 năm 2000, đúng Sinh nhật thứ 110 của Hồ Chí Minh, David ăn mừng ngày chính thức phát hành cuốn sách ở Newton, Massachusetts. Kể từ đấy, nhiều bản sách đã được các nhà sưuu tầm sách hiếm đặt mua. Hai tổ chức Mỹ đã tài trợ cho cuốn sách là TIDE và LEF, cũng là những tổ chức kiên trì ủng hộ các dự án trong chương trình Đối tác Mỹ thuật Đông Dương. Hàng trăm bài viết về cuốn sách đã được in trên các báo. David nói: "Tôi không tin rằng chúng ta có thể hiểu được kinh nghiệm của người Mỹ ở VN cho tới khi nào chúng ta thực sự hiểu nhân dân VN và nhà lãnh tụ mà nền văn hoá của họ đã sản sinh ra: Đó là Hồ Chí Minh".
Thuận Thiên dịch