Tổng kết 10 năm công tác phòng chống HIV/AIDS



Hà Nội ( Ttxvn 5/4/2001)

Trong hai ngày từ 5/4 đến 6/4, ủy ban quốc gia phòng chống Aiđs và phòng chống tệ nạn ma túy mãi dâm đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống Hiv/aids giai đoạn 1990-2000.

Đến dự có bà Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ tịch nước, ông Phạm Gia Khiêm Phó thủ tướng, Chủ tịch ủy ban Quốc gia Phòng chống Aids và tệ nạn ma túy mãi dâm và đại diện của nhiều sứ quán, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế đóng tại Việt Nam.

Trong báo cáo tại Hội nghị, Bộ Trưởng Bộ Y tế Đõ Nguyên
Phương, Phó Chủ tịch ủy ban quốc gia phòng chống Aids cho biết mục tiêu phòng chống Aids của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 là hạn chế tốc độ lây truyền Hiv/aids trong công đồng dân cư; làm chậm quá trình tiến triển của Hiv thành Aids và giảm tác hại của Hiv/aids đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Trong đó một số mục tiêu cụ thể cần đạt được trong giai đoạn này là trên 90% cán bộ, viên chức nhà nước, cán bộ các đoàn thể, lực luợng vũ trang học sinh sinh viên; trên 80% nhân dân ở thành thị, 70% nhân dân ở các vùng miền núi, nông thôn có hiểu biết và có thái độ tích cực đối với công tác phòng chống Aids.

Đến năm 2005, 90% người nhiễm Hiv/aids được quản lý, chăm sóc và tư vấn. Tất cả các bà mẹ mang thai bị nhiễm Hiv đều được
tư vấn và chăm sóc thích hợp. 40 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có khả năng tự đánh giá và tự dự báo về diễn biến của nhiễm Hiv/aids ở địa phương , đảm bảo tất cả các túi máu được sàng lọc Hiv trước khi truyền ở tất cả các tuyến. Xây dựng các phòng thí nghiệm chuẩn cho tất cả các tỉnh thành phố, thành lập các trung tâm điều trị chăm sóc các bệnh nhân Aids có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng và củng cố hệ thống điều trị, cải thiện các dịch vụ y tế trong chăm sóc bệnh nhân Aids, khuyến khích việc áp dụng các thuốc đông y trong điều trị bệnh nhân Aids và phát triển các loại hình tự chăm sóc giữa nhóm người nhiễm và lấy gia đình làm nền tăng cho việc chăm sóc người nhiễm.

Ông Phương cho biết trong thời gian qua, công tác thông tin giáo dục truyền thông về phòng chống Aids ngày càng được triển khai rộng khắp, huy động được nhiều lực lượng và phương tiện truyền thông và đến nay mức độ hiểu biết cần thiết về phòng tránh Hiv/aids của nhân dân trong độ tuổi 15-49 đạt từ 60 đến 70%. Sự kỳ thị và sợ hãi đối với người nhiễm Hiv/aids giảm: đã có 54% gia đình có người nhiễm Hiv/aids chấp nhận chăm sóc người nhiễm Hiv tại nhà. Tỷ lệ người nhiễm Hiv/aids được quản lý - chăm sóc - tư vấn tăng từ 10% năm 1994 lên 65% năm 1999. 77,4%
người nhiễm đã được cán bộ y tế chăm sóc, gần 90% được hỗ trợ về thuốc men y tế và gần 40% được hỗ trợ vật chất. Nhiều mô hình giảm thiểu nguy cơ được thử nghiệm ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đã được rút kinh nghiệm và mở rộng ra 30 tỉnh thành phố. Tỷ lệ người nghiện chích ma túy, gái mãi dâm biết sử dụng những biện pháp phòng tránh lây nhiễm Hiv tăng.

Mặc dầu vậy, công tác thông tin giáo dục tuyên truyền vẫn chưa đến được các đối tượng, chưa đáp ứng được kịp thời diễn biến nhanh và phức tạp của tình hình dịch. Mạng lưới truyền thông trực tiếp , tư vấn tạicộng đồng còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Nhận thức của dân còn chưa đầy đủ so với yêu cầu. Công tác an tòan trong truyền máu và an toàn trong dịch vụ y tế dịch vụ xã hộ chưa được giám sát chặt chẽ, nhất là trong các dịch vụ xã hội. Ngành Y tế chưa đạt được mục tiêu tất cả các chai máu được sàng lọc trước khi truyền. Còn nhiều tỉnh chưa có khả năng chẩn đoán mẫu nhiễm Hiv.

Ông Phương cảnh báo rằng đến năm 2005, ở Việt Nam sẽ có khoảng 200.000 người nhiễm Hiv, trên 50.000 trường hợp chuyển sang giai đọan Aids và có trên 45.000 người chế do Aids. Đại dịch Hiv/aids ở Việt Nam vẫn trong xu thế phát triển và chứa đựng nhiều nguy cơ gây bùng nổ ở một số nơi, đồng thời sẽ gây nên những hậu quả khó lường về kinh tế xã hội nếu không có một chiến lược phòng chống thích hợp và có hiệu quả.

Từ năm 1990, khi trường hợp nhiễm Hiv đầu tiên được phát hiện
đến ngày 31/12/2000, tổng số người nhiễm Hiv đã được phát hiện là 28.661, trong đó có 4.728 người đã chuyển thành Aids và 2510 người đã tử vong do Aids. Chỉ tính riêng năm 2000, tính trung bình mỗi ngày ở Việt Nam phát hiện được thêm 33 người. Phần lớn các trường hợp nhiễm nằm trong đối tượng nghiện chích ma túy và người mại dâm và khoảng 70 đến 80% số người nhiễm Hiv đang ở độ tuổi dưới 30. Hiện nay Hiv/aids đã lan ra cộng đồng dân cư bình thường. Tỷ lệ thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự tăng từ 0% năm 1994 lên 0,96% vào năm 2000; tỷ lệ nhiễm Hiv trong phụ nữ mang thai tăng từ 0,02% vào năm 1994 lên 0,20% năm 2000./.