Chính sách đối ngoại mở rộng quan hệ nhiều mặt


Hà Nội (Ttxvn 20/4/2001)

Việt Nam sẽ không ngừng mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo tinh thần Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp báo về Chính sách đối ngoại của Nhà nước và Hội nhập kinh tế quốc tế tổ chức ngày 20/4, tại Hà Nội.

BT NG Nguyễn Dy Niên nêu rõ: Chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam là sự kế thừa và phát triển đường lối đối ngoại cuả các thời kỳ trước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, thể hiện tính liên tục và nhất quán trong toàn bộ hệ thống chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.

Việt Nam sẽ chủ đông tham gia và tích cực đóng góp vào giải quyết các vấn đề toàn cầu, bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một chính sách lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, được triển khai thực hiện từ nhiều năm nay với kết quả có ý nghĩa quan trọng. Việt Nam sẽ phát huy vai trò, mở rộng quan hệ, từng bước nâng cao hiệu quả thiết thực và chất
lượng của sự hợp tác với các nước trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia nhu ư ASEAN, Liên Hợp quốc, APEC, ASEM trong các phong trào của các nước đang phát triển như phong trào Không liên kết, Hợp tác Nam-nam.

Về hoạt động đối ngoại của Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên nêu rõ, các hoạt động này sẽ được tăng cường không ngừng củng cố và mở rộng quan hệ đoàn kết và hợp tác với các Đảng Cộng sản và công nhân, với các Đảng cánh tả, phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới, tiếp tục mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền và các chính đảng khác, phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại của nhân dân.

BT NG Nguyễn Dy Niên cũng nhấn mạnh việc tăng cường năng lực và hiệu quả của hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế.

Bộ trưởng cũng đã trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên trong và ngoài nước, tập trung vào các vấn đề về biển đông, những ưu tiên hàng đầu mà Việt Nam sẽ nêu lên tại diễn đàn APEC sắp tới, MIA, chất độc màu da cam, quan hệ Việt-Trung.

Với APEC, BT NG Nguyễn Dy Niên trả lời rằng, Việt Nam sẽ nêu những biện pháp góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển, trong đó chú trọng giúp đỡ các nước tiểu vùng Mê Kông, hành lang Đông-tây. Các nước phát triển trong Apec đã cam kết giúp các nước đang phát triển trong khu vực phát triển về công nghệ tin học.

BT NG Nguyễn Dy Niên cũng kêu gọi các nhà khoa học Mỹ tiếp tục nghiên cứu về vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam và có nhiều giúp đỡ nhân đạo cho những nạn nhân của nó./.

Sau đây là toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên tại cuộc họp báo trong nước và quốc tế về chuyên đề "Chính sách đối ngoại của Nhà nước và Hội nhập kinh tế quốc tế"
(Hà Nội, 9h00 ngày 20.4.2001)

Thưa các bạn báo chí trong nước và quốc tế,
Thưua các quý vị,

Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đng Cộng sn Việt Nam đã khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phưng hoá quan hệ quốc tế của Việt Nam. Tiếp tục đường lối đối ngoại đó khi bước sang thế kỷ 21, Việt Nam chủ trưng kết hợp phát triển quan hệ đối ngoại về chiều rộng cũng như bề sâu và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.

Đường lối đối ngoại này là sự kế thừa và phát triển đường lối đối ngoại của các thời kỳ trước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, thể hiện tính liên tục và nhất quán trong toàn bộ hệ thống chính sách của Đng Cộng sn Việt Nam và Nhà nước Việt Nam. Đường lối đó xuất phát từ những thành tựu trong phát triển mà Việt Nam đã đạt được, định hướng vào những mục tiêu mà các Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra cho đất nước và phù hợp với những chuyển biến sâu sắc và nhanh chóng trên thế giới cũng như ở khu vực. Qua nhiều năm, đường lối đó đã chứng tỏ là đúng đắn, hợp tình, hợp lý và đã đưua lại nhiều thành tựu đối ngoại quan trọng, góp phần xứng đáng vào thành công của sự nghiệp Đổi mới, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thực hiện đường lối đối ngoại đó, Việt Nam sẽ không ngừng mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phưng và đa phưng với các nước và các vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo tinh thần "Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Việt Nam sẽ chủ động tham gia và tích cực đóng góp vào gii quyết các vấn đề toàn cầu, bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một chính sách lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam,
được triển khai thực hiện từ nhiều năm nay với kết quả có ý nghĩa quan trọng.

Thưa các bạn báo chí trong và ngoài nước,
Thưa các quý vị

Nhiệm vụ đối ngoại được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đng cộng sn Việt Nam đề ra cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là "tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, xây dựng môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".

Thực hiện nhiệm vụ trên, Việt Nam sẽ tiếp tục coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước XHCN, láng giềng, các nước lớn; tiếp tục củng cố và mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển; thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước phát triển, các tổ chức quốc tế và khu vực.

Việt Nam sẽ phát huy vai trò, mở rộng quan hệ, từng bước nâng cao hiệu qu thiết thực và chất lượng của sự hợp tác với các nước trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia như ASEAN, LHQ, APEC, ASEM, ..... trong các phong trào của các nước đang phát triển như Phong trào Không liên kết, Hợp tác Nam-Nam,.....

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được đẩy mạnh trước hết thông qua sự hợp tác và tham gia trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, APEC và việc tích cực chuẩn bị gia nhập tổ chức WTO. Với tư cách là Chủ tịch ASC và ARF, Việt Nam sẽ phấn đấu để tăng cường sự đoàn kết nội bộ ASEAN, giữ vững những nguyên tắc hoạt động và định hướng của ASEAN, vì một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, phát triển bền vững và đồng đều, phát huy vai trò của ASEAN đối với hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Hoạt động đối ngoại của Đng sẽ được tăng cường theo hướng không ngừng củng cố và mở rộng quan hệ đoàn kết và hợp tác với các đng cộng sản và công nhân, với các đng cánh t, phong trào gii phóng và độc lập dân tộc,phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới, tiếp tục mở rộng quan hệ với các đng cầm quyền và các chính đng khác. Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đng và hoạt động đối ngoại của nhân dân.

Một nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm là tăng cường năng lực và hiệu qu của hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện dại hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại hội Đng toàn quốc lần thứ IX của Đng Cộng sn Việt Nam mở đường cho đất nước và dân tộc Việt Nam đi vào thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới. Đường lối đối ngoại của Đng và Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay luôn thể hiện mong muốn của Đng, Nhà
nước và Nhân dân Việt Nam có hoà bình và quan hệ hữu nghị, cùng có lợi với tất c các nước trên thế giới. "Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" - đó cũng là một tuyên bố chính sách của Việt Nam từ Đại hội này gửi tới toàn thể thế giới.
Xin cám on các quý vị và các bạn.