Phát biểu của TBT Lê Khả Phiêu kết thúc HN TU thú 11



Hà Nội (Ttxvn 17/1/2001)
Ngày 16/1, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 Ban Chấp hành trung ương khóa VIII. Toàn văn nhu ư sau:

" Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa Viii họp vào lúc mở đầu năm mới 2001 và thế kỷ mới, sau 11 ngày làm việc khẩn trương, tích cực với tinh thần trách nhiệm cao, hội nghị đã hoàn thành những nhiệm vụ đề ra.

Trung ương đã nghe, thảo luận và đi đến nhất trí với các tờ trình của Bộ Chính trị về việc tiếp thu các ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội IX: Báo cáo chính trị; Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 và phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch 5 năm 2001-2005; Báo cáo bổ sung, sửa đổi điều lệ Đảng; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị trong nhiệm kỳ Đại hội Viii; Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2). Tại Hội nghị này, Trung ương cũng đã thảo luận một bước và cho ý kiến tiếp tục chuẩn bị nhân sự để phiên họp sau hoàn thiện nhân sự trước khi trình Đại hội IX.

Đánh giá chung của Hội nghị Trung ương là, cho đến nay, tuyệt đại đa số ý kiến trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như trong Đại hội đảng bộ các cấp, trong các đồng chí lão thành cách mạng, các cơ quan và các nhà khoa học, ý kiến của các vị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhất trí với đường lối, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp lớn đề ra trong dự thảo Báo cáo chính trị; cho rằng dự thảo đã kế thừa và phát triển nhiều luận điểm về đường lối đổi mới, về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; tán thành về cơ bản các nhận định, đánh giá tình hình nêu trong dự thảo cả về thuận lợi và khó khăn, ưuu điểm và khuyết điểm, thành tựu và hạn chế, nguyên nhân khách quan và chủ quan và những bài học kinh nghiệm.

Một số vấn đề trong các dự thảo văn kiện mà Bộ Chính trị trình bày đã được các đồng chí Trung ương tập trung thảo luận và đi đến sự nhất trí cao.

Về triển vọng phát triển trong thế kỷ XXI, cùng với việc khẳng định những luận điểm cơ bản trong bản dự thảo Báo cáo chính trị, Trung ương đã thống nhất nhận định rằng: Trong khoảng một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba... Hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Nhưung chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố, khủng hoảng kinh tế - xã hội còn xảy ra ở nhiều nơi và tính chất phức tạp ngày càng tăng. Cuộc đấu tranh của các dân tộc cho hòa bình và phát triển, chống chiến tranh và chạy đua vũ trang, chống chính sách cường quyền áp đặt vì độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những tiến bộ mới.

Những nét mới ấy trong tình hình quốc tế và khu vực, với những xu thế phát triển của nó, tác động mạnh mẽ đến tình hình nước ta. Trước mắt chúng ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn.

Về các nguy cơ, chúng ta tiếp tục khẳng định rằng, bốn nguy cơ mà Đảng ta từng cảnh báo cho đến nay vẫn tồn tại và phát triển phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào; trong đó cần nhấn mạnh hai nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và tệ tham nhũng, quan liêu, sự suy thoái về phẩm chất chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chúng ta khẳng định tính chất đúng đắn của Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội Vii của Đảng, rằng Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng tưu
tưởng là chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ (hình thái kinh tế - xã hội) tu ư bản chủ nghĩa, bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng chúng ta tiếp thu, kế thừa những thành tựu của tiến bộ kinh tế, xã hội mà nhân loại đã đạt được, đặc biệt là những thành tựu về kinh tế và khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đó chính là thực hiện công nghiệp hóa, hiện dại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa...

Hội nghị cho rằng, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội còn có nhiều hình thức sở hữu về tưu liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, cho nên còn tồn tại mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội.

Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, chậm phát triển, coi đó là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội; đấu tranh làm thất bại âm mưuu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Về kinh tế, Hội nghị khằng định: Đảng và Nhà nước ta chủ
trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nói gọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhưng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Về đường lối kinh tế và chiến lược phát triển, Hội nghị cho rằng con đường công nghiệp hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trược, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhày vọt. Đối với công nghiệp nặng, chúng ta nhất quán với chủ trương "xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng", tức là coi trọng việc xây dựng có chọn lọc những công trình công nghiệp then chốt, công nghiệp công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, bời vì, đã nói xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ thì không thể không xây dựng công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, điều cần khẳng định là chúng ta không xây dựng công nghiệp nặng theo kiểu cũ, tràn lan, khép kín mà tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng then chốt.

Hội nghị nhất trí rằng kinh tế tri thức là kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, một trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và kinh tế thế giới, nhưng không phải là một hình thái kinh tế-xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nhất thiết phải tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới.

Về vấn đề xây dựng, chỉnh đón Đảng, từ Đại hội VIII đến nay, cùng với việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, Đảng ta đã có nhiều cố gắng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng. Nhưng rõ ràng là chúng ta đang còn không ít khuyết điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình trong Đảng tiến hành gần 2 năm nay, tuy đã thu được một số kết quả quan trọng và kinh nghiệm bước đầu, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra. Tệ quan liêu, tham nhũng và sự suy thoái về phẩm chất đạo đức trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng.

Hội nghị Trung ương lần này tiếp tục khẳng định: Trong những năm tới, toàn Đảng phải tập trung thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về công tác xây dựng Đảng được đề ra từ Đại hội Viii đến nay, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (Lần 2) và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phải tổng kết sâu sắc 2 năm thực hiện cuộc vận động này để làm cho Đảng thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là Đảng của Bác Hồ, Đảng của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của tâng lớp nhân dân lao động, trí óc và chân tay, lợi ích của cả dân tộc.

Đảng ta nhất định phải phấn đấu xứng đáng là người lãnh đạo và là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, như lời dạy của Bác Hồ. Cũng với tinh thần ấy, Hội nghị Trung ương lần này đã dành nhiều thời gian để bàn việc hoàn chỉnh dự thảo Chiến lược kinh tế-xã hội 2001-2010, Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoac 5 năm 2001-2005 và việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, nhất trí với nhiều kiến nghị sẽ trình Đại hội về những điểm sửa đổi có liên quan đến nguyên tắc tổ chức và cơ cấu Tổ chức của Đảng, về cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp trung ương và các cấp địa phương, về công tác kiểm tra và ủy ban kiểm tra các cấp...

Với kết quả Hội nghị lần này, trên cơ sở xem xét những ý kiến đóng góp của Đại hội các cấp trong toàn Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao với những nội dung quan trọng nhất của dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo các văn kiện khác sẽ trình Đại hội Ix, đặc biệt là dự thảo Báo cáo chính trị sẽ đưa ra lấy ý kiến toàn dân. Các văn kiện cũng còn là dự thảo, các đảng bộ cấp tỉnh còn lại sắp đại hội, các đồng chí lão thành cách mạng, các tầng lớp nhân dân đã tham gia ý kiến rồi, nếu thấy cần phải tham gia sâu thêm, xin đề nghị tiếp tục có ý kiến. Ban Chấp hành Trung ương mong được lắng nghe những ý kiến quý báu, tiếp tục tu chỉnh để Hội nghị Trung ương lần thứ 12 khoa VIII thông qua và thành văn bản dự thảo chính thức trình Đại hội IX.

Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa VIII đã kết thúc công việc của mình vào những ngày giáp tết cổ truyền của dân tộc. Nhân dịp đón Xuấn Tân Tỵ, tôi xin chúc các đồng chí Cố vấn, các đồng chí ủy viên Trung ương Đảng và qua các đồng chí xin gửi lời chúc các đồng chí đảng viên trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân một năm mới dồi dào sức khỏe và hạnh phúc. Chúc tất cả chúng ta hoàn thành tốt nhất mọi công việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ IX của Đảng. Chúc Đảng và nhân dân ta phấn khởi tin
tưởng bước vào thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới với nhiều thắng lợi mới. Trong niềm tin tưởng mãnh liệt ấy, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11"./.