Khuyến khích ngời Việt ở nưuoc ngoài đầu tưu về nuớc



Hà Nội(Ttxvn 27/1/2001)
Đề án tổng thể về việc áp dụng chính sách giá dịch vụ, giá vé đi lại trên phương tiện giao thông vận tải cho người Việt Nam ở
nước ngoài như công dân trong nước hiện đang được Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Ngoại giao cùng các bộ ngành có liên quan xây dựng, dự kiến sẽ được hoàn thành vào quý I năm 2001, ông Nguyễn Đình Bin, Chủ nhiệm ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã cho biết như vậy.

Năm 2000, số lượng Việt kiều về nước tăng khá nhanh, chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm đã có 300.000 người về nước, nhiều hơn 20.000 người so với cả năm 1999. Ước tính, trong năm 2000 sẽ có khoảng 500.000 Việt kiều về nước.

Trong tổng số khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang định cư ở
nước ngoài, có khoảng 400.000 người có trình độ đại học và sau đại học, đang giữ các chức vụ chủ chốt hoặc làm việc trong các ngành kinh tế, kỹ nghệ cao của các nước tiên tiến. Đại đa số trí thức Việt kiều có trình độ cao đều mong muốn có cơ hội tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Hàng năm, có khoảng 200 trí thức, nhà khoa học về nước giảng dạy hoặc tư vấn cho các đề án trong nước.

Năm 2000, lượng kiều hối chuyển về nước ước đạt 2 tỷ Usd, năm 1999 là 1,2 tỷ Usd.

Hiện có 50 dự án của Việt kiều với tổng số vốn 200.000 Usd được đầu tư tại Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài và 400 dự án với tổng vốn đăng ký 470 tỷ đồng theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Ông Nguyễn Đình Bin cho rằng, kết quả này thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của kiều bào. Nguyên nhân chính có thể do môi trường đầu tư, cơ chế, chính sách, mặc dù đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa đủ để thu hút Kiều bào đầu tư về nước.

Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với Việt Kiều như cho phép Việt Kiều được mua nhà, chuyển đổi quyền sở hữu tài sản của một số doanh nghiệp Việt Kiều đã đầu tư trước đây dưới danh nghĩa của người thân trong nước, thủ tục cấp giấy phép cho Việt kiều khi đầu tư về nước cũng đã đơn giản hơn.

Hiện ủy Ban về người Việt Nam ở nước ngoài đang nghiên cứu và sẽ trình Chính phủ một số chủ trương cụ thể nhằm tăng cường công tác vận động Kiều bào hướng về tổ quốc. Ngoài ra, các bộ, ngành liên quan sẽ nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi tiếp những văn bản, quy định hiện hành để thu hút hơn nữa vốn đầu tư của Việt Kiều.

Chính phủ và các cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực rất lớn trong việc hoàn thiện những chính sách khuyến khích trí thức Việt kiều về nước. Việt Nam đang hợp tác với Chương trình chuyển giao tri thức thông qua chuyên gia là người nước sở tại định cư ở nước ngoài(Tokten) của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc(Undp) để xây dựng đề án đưa trí thức người Việt Nam định cư ở nước ngoài về làm việc có thời hạn tại Việt Nam./.