Chính sách Đại đoàn kết dân tộc

Phát biểu của Ông Trần Văn Đăng, Tổng thưu ký ủy ban Trung ưuong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày tại cuộc họp báo
tại Trung tâm Báo chí Đại hội, sáng 21-4-2001)

I- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đng Cộng sản Việt Nam đang họp dưới tiêu đề "phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN".

Đây đồng thời cũng là chủ đề của Đại hội, là nguyện vọng tha thiết và quyết tâm của mọi người Việt Nam yêu nước.

Song để phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, điều kiện tiên quyết là toàn dân phi đoàn kết vì "kết đoàn là sức mạnh", là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Kế thừa và phát huy truyền thống đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn luôn coi trọng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân Việt Nam liên tiếp giành được những thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết thành chân lý:

"Đoàn kết - đoàn kết - đại đoàn kết
Thành công - thành công - đại thành công".

Đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là một bộ phận quan trọng của tưu tưởng Hồ Chí Minh, là đường lối căn bản lâu dài trước sau như một của Đng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài học lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 70 năm qua là:

Khi nào Đảng nắm vững và giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất thì phát huy được sức mạnh của dân tộc, khó khăn mấy cũng vượt qua và cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Ngược lại, khi nào buông lỏng ngọn cờ dân tộc, coi nhẹ vấn đề đại đoàn kết dân tộc, thậm chí sai lầm về chính sách dân tộc thì cách mạng gặp khó khăn.

Điều kỳ diệu của cách mạng Việt Nam là ở chỗ: dưới sự lãnh đạo của Đng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất đã thấm nhuần một cách tự nhiên và sâu sắc trong tu ư tưởng, tình cảm, biến thành hành động tự giác của hàng triệu, hàng triệu con người Việt Nam và trở thành một yếu tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.

II- 5 năm qua, tiếp tục đường lối đổi mới, nhờ đoàn kết một lòng, kiên cường phấn đấu, nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tiếp tục giành được những thành tựu quan trọng: kinh tế tiếp tục phát triển nhanh; văn hóa-xã hội có những tiến bộ mới; đời sống nhân dân tiếp tục được ci thiện; chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh quốc gia được giữ vững; quan hệ đối ngoại được mở rộng thêm; việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đạt kết qu tốt.

Những thành tựu nêu trên là điều kiện hết sức quan trọng để tăng cường và tiếp tục mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân và tạo điều kiện thuận lợi để chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Đảng tiếp tục đi vào cuộc sống và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Đó là: sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân tăng lên, trở thành một nhân tố căn bản đảm bảo sự ổn định chính trị-xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và tiếp tục nâng cao đời sống của đại bộ phận nhân dân; liên minh công-nông-trí được mở rộng và mang nội dung mới là chủ động, tích cực hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. Sự hợp tác giữa lao động trí óc và lao động chân tay chặt chẽ hn để cùng sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều với chất lượng cao hơn cho xã hội. Lợi ích căn bản và thiết thân của mỗi thành viên và của cộng đồng xã hội - động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, được đáp ứng tốt hơn nữa.

Sự tiếp tục đổi mới tưu duy, trước hết là tư duy kinh tế đã giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và từng bước thành lập quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.

Cùng với những chính sách thông thoáng - sản phẩm của tưu duy mới về kinh tế, là các hình thức, biện pháp xã hội hóa các hoạt động và chính sách xã hội như: xóa đói, gim nghèo, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, cứu giúp đồng bào những vùng bị bão lụt, thiên tai v.v... đã góp phần củng cố niềm tin của đại bộ phận nhân dân đối với Đng, với chế độ, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Sự đổi mới từng bước hệ thống chính trị, việc tăng cường dân chủ hóa đời sống xã hội, nhất là việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông đo vào các sinh hoạt chính trị của đất nước, góp phần xóa bỏ dần những ngăn cách do lịch sử để lại, đã có tác dụng tốt làm cho các thành viên trong xã hội cởi mở, xích lại gần nhau hn, có lợi cho việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Cùng với những chuyển biến, tiến bộ nêu trên, với thái độ thực sự cầu thị và trách nhiệm cao trước dân, Đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm những yếu kém và thiếu sót trong việc thực hiện đường lối và chính sách đại đoàn kết dân tộc. Đó là những khó khăn trong phát triển kinh tế và việc giải quyết những nhu cầu bức xúc của một bộ phận nhân dân về việc làm và đời sống; việc thực hiện một số chủ trưng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước chưua nghiêm; vẫn còn sự phân biệt đối xử ở mức độ khác nhau giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp nhân dân nên chưa động viên được mạnh mẽ mọi nguồn lực xã hội cho sản xuất; khối liên minh công-nông-trí đang trải qua thách thức mới của cơ chế thị trường; sự phân hóa ngày càng tăng giữa giầu và nghèo; sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược, giữa lao động trí óc và lao động chân tay có chiều hướng tăng dần. Mâu thuẫn trong một bộ phận nhân dân, nhất là hiện tượng tranh chấp đất đai có chiều hướng tăng lên; những vướng mắc giữa dân với dân, dân với một số cán bộ c sở, địa phương không được xử lý kịp thời, dứt điểm, dẫn đến khiếu kiện kéo dài

III- Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương:

1- Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần, mọi giới, mọi lứa tuổi, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay định cư ở nước ngoài.

2- Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, đồng thời tôn trọng những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai.

3- Củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

4- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v... ở tất cả các cấp các ngành.

Đại hội nhận định:

+ Chính sách và pháp luật của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc và sinh hoạt dân chủ trong xã hội. Vì vậy, Đại hội chủ trương:

a- Xây dựng đồng bộ các chính sách kinh tế-xã hội đúng đắn nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân.

b- Đổi mới và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế-xã hội, phân phối, tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của công dân.

Đại hội nêu rõ vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cưng, phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa Đng, Nhà nước với nhân dân.

Đại hội yêu cầu Mặt trận phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khắc phục tình trạng hành chính hóa, quan liêu, xa dân./.