Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 - Bước chuyển mới trong công tác đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội lần thứ XI của Ðảng

(ND - 20/12/2011) - Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27, tổ chức tại Hà Nội từ ngày 12 đến 19-12, diễn ra vào thời điểm quan trọng của đất nước. Sau 25 năm nhân dân ta tiến hành toàn diện công cuộc Ðổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh năm 1991) đất nước đã đạt được những thành tựu "to lớn, có ý nghĩa lịch sử cả về đối nội và đối ngoại"(1).

Thủ tướng tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ

(VNA) Chiều 13/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Willam Burns đang thăm làm việc tại Việt Nam.

"Xây dựng Chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế"

(VNA) Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 27 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 12-19/12, sáng 14/12, Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức phiên họp chung giữa Hội nghị Ngoại giao 27 và Hội nghị Tham tán thương mại với chủ đề “Hội nhập quốc tế và nhiệm vụ kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới.”

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27

Đại hội lần thứ XI của Đảng ta đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại với tinh thần chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, triển khai đồng bộ và toàn diện hơn các hoạt động đối ngoại, nhằm: giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Ngoại giao Việt Nam triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại theo tinh thần Đại hội XI của Đảng

(TG&VN - 12/12/2011) - Nhân dịp Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dành cho Báo Thế Giới & Việt Nam một cuộc trao đổi thú vị. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Thủ tướng tiếp Đoàn các đại biểu Hoa Kỳ đến VN

(VNA) Nhân kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA), chiều 8/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đoàn đại biểu doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam và những người từng tham gia Đoàn đàm phán BTA.

Hoan nghênh các thành viên trong Đoàn sang tham dự Hội thảo quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ sau BTA “Nhìn lại quá khứ - hướng tới tương lai” được tổ chức tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, để đi đến ký kết BTA là một chặng đường không dễ dàng, mà chỉ có thể đạt được nhờ thiện chí của cả hai bên.

Liên quan đến phát biểu về Việt Nam của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Sức khỏe

Ngày 8/12/2011, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã trả lời câu hỏi của Hãng AP liên quan đến phát biểu về Việt Nam của ông Anand Grover Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Sức khỏe , nội dung như sau:

Cam kết ODA cho năm 2012 đạt gần 7,4 tỷ USD

(VNA) Tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ vào ngày 6/12, mức cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong năm 2012 đạt tới 7,386 tỷ USD.

Nguồn vốn này sẽ giúp Việt Nam bổ sung cùng các nguồn lực trong nước tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn tới, tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính-ngân hàng cũng như xóa đói giảm nghèo.

Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 11 tháng năm 2011

Về thị trường xuất khẩu, trong mười tháng năm nay Hoa Kỳ vẫn là thị trường có kim ngạch lớn nhất với 13,9 tỷ USD chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2010. Thị trường EU đạt 13,2 tỷ USD, chiếm 16,8% và tăng 49,3%; thị trường ASEAN đạt 11 tỷ USD, chiếm 14% và tăng 31,6%. Một số thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu lớn như Trung Quốc đạt 8,6 tỷ USD; Nhật Bản đạt 8,5 tỷ USD.

Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề chủ quyền quốc gia

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội  xung quanh vấn đề chủ quyền quốc gia, hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Việt Nam phải giải quyết, khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên biển Đông. Cụ thể: Đàm phán, phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh bắc bộ; chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa; quần đảo Trường Sa và chủ quyền tại vùng 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Các trang