Chiến luọc y tế dự phòng của Việt Nam




Hà Nôi ( Ttxvn 29/1/2001)
Trong giai đoạn 2001-2010, Việt Nam cố gắng đảm bảo giám sát được dịch tễ học các bệnh viêm màng não và viêm phổi cấp do Haemophilus Influenzae và màng não cầu khuẩn, sốt xuất huyết, Viêm não Nhật Bản; khống chế tiến tới thanh toán một số bệnh dịch nguy hiểm như dịch hạch, tả, dại, uốn ván, Bạch hầu...

Do vậy, theo ông Hoàng Thủy Long, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Việt Nam cần nhanh chóng thành lập một Tổng công ty sản xuất vaccin trong toàn quốc, xây dựng mục tiêu và chọn lựa vaccin sinh phẩm trong điều kiện bệnh tật của Việt Nam để sản xuất ưu tiên ví dụ như tả, viêm não Nhật, viêm gan B, thương hàn với mức từ 10 triệu đến 20 triệu liều/năm với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (2001-2005) khoảng 100 triệu Usd do nhà nước cấp vốn, giai đoạn tiếp theo cần khoảng 100 triệu Usd trong đó 50% do các doanh nghiệp đóng góp.

Trong mười năm trở lại đây, nhất là trong giai đoạn 1995-2000, một số các bệnh của xã hội công nghiệp hóa, của giai đoạn kinh tế mở cửa và hội nhập toàn cầu ngày càng có xu hướng tăng ở Việt Nam như stress và các hội chứng tâm thân, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn giao thông, hội chứng bệnh do các chất gây nghiện, ngộ độc hóa chất, phóng xạ và thực phẩm...

Về lĩnh vực này, ông Long cho rằng Việt Nam cần tiếp cận đến vấn đề dự phòng trong y học của vấn đề phức tạp và mới mẻ, xây dựng chuyên ngành khoa học dự phòng, đầu tư cho các nghiên cứu khoa học cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đối với các bệnh và hội chứng bệnh không nhiễm trùng nói trên./.