<B>Phát biểu của PTT Nguyễn Tấn Dũng tại Johns Hopkins</B>


Phát biểu
của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng
tại trường Đại học Johns Hopkins (Washington, D.C.)
(Ngày 10/12/2001)
------


Thưa Ban Giám đốc Đại học Johns Hopkins,
Thưa quý bà, quý ông,
Xin thân ái chào tất cả các bạn sinh viên,

Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc trường Đại học Johns Hopkins đã mời tôi đến thăm trung tâm giáo dục nổi tiếng này và nói chuyện với các bạn trẻ đang học tập ở đây.

Được trao đổi ý kiến với sinh viên, ở đâu, lúc nào cũng là một điều thú vị đối với tôi. Thế hệ trẻ là người chủ của tương lai. Các bạn, dù là sinh viên của Hoa Kỳ, hay của một nước nào khác đang học tập, nghiên cứu tại đây, đều là những đại diện cho
tương lai của đất nước các bạn. Tôi xin gửi tới các bạn lời chào mừng và lời chúc tốt đẹp từ đất nước Việt Nam xa xôi, đặc biệt là lời chào hữu nghị từ thế hệ trẻ Việt Nam.

Đã có một thời gian khá dài ở Hoa Kỳ, khi nói đến Việt Nam, người ta thường chỉ nghĩ đến một cuộc chiến tranh, một cuộc chiến tranh hoàn toàn không đáng có, với những kỷ niệm đau buồn. Ngày nay, người ta đã nói và nghĩ đến Việt Nam không phải chỉ là những hồi ức của một cuộc chiến tranh, mà Việt Nam còn là một đất nước, một dân tộc, một nền văn hoá.

Đây là sự chuyển động tích cực trong nhận thức của người dân Hoa Kỳ. Trên cơ sở ấy, tôi mong muốn các bạn trẻ nhìn Việt Nam với một tầm nhìn sâu rộng hơn, xa hơn.

Việt Nam là một dân tộc có bốn nghìn năm văn hiến. Dân tộc đó đã bị các thế lực bên ngoài thống trị gần trọn Thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên, nhưng vẫn tồn tại và không bị đồng hoá. Sau khi giành được độc lập lần thứ nhất năm 939, Việt Nam phải tiến hành mười sáu cuộc kháng chiến chống lực lượng thống trị của nước ngoài và trong Thế kỷ XX lại phải buộc lòng cầm súng chiến đấu chống xâm lược nước ngoài để giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước; để tồn tại và phát triển. Chúng tôi hy vọng đây là những cuộc chiến đấu cuối cùng để bảo vệ nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước với biết bao mồ hôi và xươưng máu đó đã tạo nên một sức sống Việt Nam, một bản sắc văn hoá riêng, một nội lực tiềm tàng để phát triển, một khả năng thích nghi với thời đại và chung sống hài hoà với tất cẩ các dân tộc trên thế giới.

Các bạn thân mến,

Cũng chính vì phi chịu quá nhiều đau thưng, mất mát của chiến tranh, dân tộc Việt nam hiểu rất rõ và vô cùng quý trọng giá trị thiêng liêng của hoà bình, dân chủ, độc lập, tự do. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi đã khẳng định: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Từ năm 1975, Việt Nam giành được độc lập, tự do. Lịch sử Việt Nam đã sang một chưng mới, mọi sức lực và trí tuệ của dân tộc Việt Nam đều nhằm vào mục tiêu xây dựng một quốc gia giàu mạnh, một cuộc sống hoà bình ấm no, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để thực hiện mục tiêu cao cả này, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới bắt đầu từ giữa thập kỷ 80, khi cơ chế kinh tế cũ đã lỗi thời và kìm hãm khả năng phát triển sáng tạo, nhằm phát huy mọi nguồn lực c bên trong và bên ngoài để xây dựng đất nước. Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thức rõ để phát triển cần có môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế. Việt Nam kiên trì thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phưng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.

Việt Nam chủ trương tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu; ủng hộ và cùng nhân dân thế giới đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng.

Nhân diễn đàn này, một lần nữa thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin bày tỏ sự chia sẻ và ẩơm thông sâu sắc trước những đau thưng, mất mát mà nhân dân Hoa Kỳ đã phi gánh chịu do hậu qu của cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 vừa qua. Chúng tôi lên án và phn đối hành động dã man, phi nhân tính đó. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế, hợp tác với Hoa Kỳ trên c sở Luật pháp quốc tế và Hiến chưng của Liên hợp quốc để đấu tranh ngăn chặn và loại trừ hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố ra khỏi đời sống của nhân loại. Việt nam khẳng định là chưa bao giờ và sẽ không bao giờ nuôi dưỡng, dung túng bọn khủng bố chống các nước. Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu các nước không nuôi dưỡng, dung túng bọn khủng bố chống Việt nam.

Thưa các bạn,

Trong tổng thể quan hệ quốc tế của mình, Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ. Cần phải nói rằng, đã từ rất lâu nhân dân Việt Nam và các nhà lãnh đạo Việt Nam ở những thời điểm khác nhau đã từng nhiều lần bày tỏ mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác với Hoa Kỳ. Lịch sử còn ghi lại là: Từ trước khi cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 nổ ra, cũng như nhiều năm sau đó, trên cươưng vị đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư cho hai vị Tổng thống kế tiếp nhau của Hoa Kỳ, bày tỏ mong muốn thiết lập mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng nhau giữa hai quốc gia.

Rất tiếc là cơ hội đó đã bị bỏ lỡ và rồi nhà cầm quyền Hoa kỳ đã gây ra cuộc chiến tranh với nhiều hậu qủa nặng nề cho hai dân tộc, hai đất nước, trong đó phía Việt Nam phải gánh chịu những hậu quẩ lâu dài hơn và nặng nề [n gấp nhiều lần. Hơn ba triệu
người Việt Nam bị chết trong cuộc chiến tranh đẫm máu này, trong đó có hơn ba trăm nghìn người còn chưa tìm được hài cốt và chắc chắn khó có điều kiện để tìm lại được tất cả để đưa họ về với gia đình, quê hương, mặc dù họ đã hy sinh ngay trên mnh đất Việt Nam thân yêu của mình. Hàng triệu người Việt Nam khác bị thương tật, đến nay nhiều người trong số đó vẫn đang phải chịu hậu quả nặng nề của thương tích cũ, hoặc đang chết dần chết mòn vì bị nhiễm chất độc mầu da cam đã trút xuống Việt Nam, mặc dù chiến tranh đã qua đi hn một phần tư thế kỷ. Đó là chưa kể những tàn phá hết sức nặng nề đối với nền kinh tế Việt Nam, đẩy lùi sự phát triển của Việt Nam hàng chục năm so với các nước láng giềng khu vực.

Bài học lịch sử là rõ ràng. Chúng tôi tin các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có những quyết định phù hợp, đúng đắn để cùng nhau xây dựng mối quan hệ hữu nghị, bền vững giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Về phần mình, với tư cách là một quốc gia, một dân tộc, không ai có quyền quên đi quá khứ, nhưng với truyền thống hoà hiếu của dân tộc Việt Nam, chúng tôi chủ trương hướng về tương lai xây dựng với Hoa Kỳ mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp lâu bền dựa trên các nguyên tắc cơ bản là tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Một mối quan hệ như vậy không chỉ đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chân chính của nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ, mà còn có lợi cho hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đến hôm nay có thể nói rằng, chúng ta đã cùng nhau đi được một đoạn khá dài, vượt qua được khá nhiều quanh co, khúc khuỷu trên con đường từ quá khứ chiến tranh đến xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác.

Hiệp định Thưng mại song phưng Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, đánh dấu sự bình thường hoá đầy đủ trong quan hệ giữa hai nước, mở ra triển vọng cho sự phát triển quan hệ kinh tế-thưng mại; văn hoá, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo; cũng như cho việc củng cố, tăng cường quan hệ chính trị-ngoại giao và cùng nhau xử lý một cách tích cực những vấn đề nhân đạo do quá khứ để lại...
Đương nhiên, mọi việc không phải nào cũng diễn ra suôn sẻ,
nhưng với thiện chí của cả hai bên, tôi tin rằng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước sẽ ngày càng được tăng cường vì lợi ích của hai dân tộc, vì hoà bình, ổn định ở khu vực và thế giới. Mọi toan tính và việc làm ngược lại xu thế này đều là lỗi thời và sẽ thất bại. Chúng tôi cho rằng, cách tốt nhất, hiệu qu nhất đối với hai nước chúng ta là tìm kiếm các điểm tưng đồng, tăng cường hợp tác, gim thiểu các bất đồng còn tồn tại trong quan hệ giữa hai nước. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Tổng thống George W.Bush khi tiếp Đại sứ của chúng tôi, Ngài Nguyễn Tâm Chiến, trong lễ trình quốc thư là "mọi bất đồng giữa hai nước nên được giải quyết thông qua đối thoại và tăng cường hiểu biết lẫn nhau". Với tinh thần đó, tôi tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ có những bước phát triển mới trong thời gian tới.

Thưa các bạn,

Tiếc rằng thời gian không nhiều, trong khi có nhiều điều chúng ta muốn nói với nhau trong cuộc gặp mặt đầy ấn tượng này. Với mối quan hệ mới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, chắc sẽ còn có dịp để tôi hoặc những nhà lãnh đạo khác của Việt Nam tới thăm và trao đổi ý kiến với các bạn, với các vị Giáo sư, các bạn sinh viên của Đại học Johns Hopkins lừng danh này.

Các bạn cũng sẽ có dịp hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam thông qua các phươưng tiện và các cách khác nhau, kể cả thông qua chính các sinh viên Việt Nam đang là bạn học của các bạn ở trường này. ở đây, tôi chỉ muốn nói một điều là Việt Nam nay đã đổi thay rất nhiều, nhất là từ khi chúng tôi tiến hành công cuộc đổi mới mọi mặt đời sống đất nước. Một ví dụ để minh hoạ là, kinh tế Việt Nam đã liên tục phát triển trong nhiều năm, đời sống của nhân dân được ci thiện rõ rệt, nhất là người nghèo. Chính trị xã hội luôn ổn định. Ngay trong bối cnh hiện nay, khi kinh tế nhiều nước trong khu vực gim tăng trưởng, GDP của Việt Nam tiếp tục tăng ở mức 7%/năm, Việt nam vẫn được các nhà đầu tư nước ngoài xem là một trong những ni an toàn nhất cho việc đầu tư, kinh doanh. Bước vào thế kỷ XXI, nhân dân Việt Nam nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại, vững bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đạt tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Là người chủ của tưng lai đất nước, trong cuộc hành trình lịch sử này, thế hệ trẻ Việt Nam giữ vai trò quyết định.

Ngạn ngữ Việt Nam có câu " Trăm nghe không bằng một thấy ", chúng tôi chào đón các bạn đến thăm Việt Nam, quan sát tại chỗ những đổi thay ở đất nước chúng tôi, và đặc biệt, mang đến cho nhân dân chúng tôi tình cm hữu nghị, góp phần phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp, lâu dài giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Đến thăm Hợp chủng quốc Hoa kỳ, tôi nhớ đến câu nói của John Smith từ năm 1607 về xứ sở tưi đẹp này: " Trời và Đất chưa bao giờ hoà hợp với nhau tốt hn để tạo nên một ni như thế cho sự cư trú của con nguời". Và cũng trên vùng đất tưi đẹp ấy, với bn Tuyên ngôn độc lập bất hủ năm 1776 "... mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất kh xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc... ", nhân dân Hoa Kỳ đã xây dựng nên một đất nước như ngày nay, có nền kinh tế và khoa học-công nghệ phát triển bậc nhất thế giới và đang đi đầu trong việc hình thành nền kinh tế tri thức trong Thế kỷ XXI. Tôi chân thành chúc Hoa Kỳ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới và phát triển quan hệ tốt đẹp với các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới.

Một lần nữa xin cm n các bạn đã tạo điều kiện cho tôi có được cuộc gặp mặt thân mật hôm nay. Cảm ơn Trường John Hopkins đã đào tạo cho chúng tôi những chuyên gia tốt, trong đó có những người đã trở thành nhà ngoại giao cao cấp, thành đại sứ của Việt Nam ở nước ngoài. Mong rằng, trường sẽ nhận thêm ngày càng nhiều và tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam đến học tập và nghiên cứu tại đây.

Xin cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

Tôi sẵn sàng trả lời các câu hỏi của các bạn.