Nuoc sạch và vệ sinh môi truong cho ĐB sông Cuu Long


(Ttxvn 3/2/2001)
Sáng 2/2/2001 tại Thành phố Cần Thơ, Bộ khoa học-công nghệ và môi trường cùng với ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ phối hợp tiến hành tổ chức Hội thảo nước sạch và Vệ sinh môi trường các tỉnh khu vục đồng bằng sông Cửu Long nhằm chọn ra mô hình thích hợp nhất hiệu quả nhất thực hiện có hiệu qủa hơn nữa Quyết định của Chính phủ về nứơc sạnh và vệ sinh môi trường phục vụ cho nhân dân trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 16 trịệu dân, là vùng kinh tế trọng điểm nông nghiệp lớn nhất nước, có Sông Cửu Long ( Mekong) là nơi cung cấp nước sản xúât sinh hoạt chính trong vùng. Nhưng do tập quán canh tác, ăn ở đi lại trên sông nước, nhất là các năm gần đây công nghiệp các tỉnh phát triển, canh tác nông nghiệp dùng phân bón, thuốc trừ sâu ngày càng nhiều nên làm ảnh hưởng nhất định đến môi trường nước mặt cũng như tầng ngầm. Từ đó làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, ảnh hưởng đến
nước sản xuất sinh hoạt của nhân dân, nhất là trong mùa lũ lụt, mùa khô ở các vùng sâu, vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long có 40 đến 50% dân nông thôn có nước sạch sinh hoạt. Cấp nước sạch theo đường ống còn thấp, các trạm cấp nước với quy mô nhỏ và vừa (từ 500-2000 mét khối ngày đêm) chủ yếu xây dụng ở thị trấn, thị tứ trung tâm các huyện lỵ. Còn các trung tâm xã ấp mới xây dụng trạm cấp
nước với quy mô nhỏ (100 đến 300mét khối/ngày đêm). Từ đó nước sạch cho dân vùng nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hết sức bức xúc.

Đối với nước sinh hoạt, các nhà khoa học tiến hành lựa chọn hội thảo các mô hình như "xã hội hoá nứơc sạch và vệ sinh môi trường đồng bằng sông Cửu Long" một điển hình trong khu vực, nhất là mô hình của huyện Châu Thành (Cầnthơ), mô hình 41 trạm cung cấp nứơc sạch do tư nhân đầu tư quản lý vận hành ở tỉnh Tiền Giang đem lại hiệu quả: dân có nứơc sạch, người đầu tư có hiệu quả kinh tế. Đáng chú ý là các mô hình cấp nước bằng thuyền nổi cho vùng nông thôn sâu, nhất là vùng lũ lụt kéo dài. Mô hình cung cấp thiết bị xử lý nước phèn, mặn cho gia đình. Mô hình nhân dân xử lý môi trường bằng xây dựng túi Biogas. Mô hình tổng thể cụm dân cư xây dụng trên cốt ngập lụt bao gồm các cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống cấp nứơc sạch và có khả năng hoạt động tốt vệ sinh môi trường trong thời gian lũ lụt kéo dài... Các tỉnh sẽ lựa chọn các mô hình thích hợp theo điều kiện kinh tế, địa lý để triển khai nước sạch cho vùng nông thôn và bảo vệ được tài nguyên nứơc mặt cũng như nứơc ngầm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Các tỉnh trong khu vục tăng cường huy động các thành phần kinh tế kết hợp nguồn đầu tư từ ngân sách, nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, phấn đấu trong năm 2005-2010 đưa nước sạch vào sinh hoạt cho vùng nông thôn lên 80-85%. Tiếp tục triển khai thực hiện Qđ-200 của Chính phủ như chấm dứt xây dụng hố xí, chuồng trại trên sông chống ô nhiễm nguồn nước, thực hiện các mô hình Ipm trong canh tác nông nghiệp để chống ô nhiễm nguồn nứơc từ phân hóa học, thuốc trừ sâu quá mức thảy ra sông rạch. Đặc biệt là các xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện...phải có kế hoạch và xây dụng ngay các công trình xử lý nứơc thảy công nghiệp trước cho chúng vào các dòng sông rạch trong vùng. Các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy hải sản của các tỉnh trong khu vực phải xử lý nước thải của đơn vị mình để góp phần bảo vệ nguồn lợi tài nguyên nứơc kể cả nước mặt, nước ngầm nước ngọt từ sông Mekong đổ ra cũng như nước mặn từ biển đông đưa vào một cách bền vững./.