Liên quan đến tuyên bố ngày 15/6 của NPN Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Việt Nam

Liên quan đến tuyên bố ngày 15/6 của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phản đối việc bắt giữ ông Định và đòi Việt Nam thả ông Định ngay lập tức và vô điều kiện, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Nguyễn Phương Nga phát biểu như sau:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm 2009

(ĐCSVN ) Cục Đầu tư Nước ngoài (ĐTNN) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố con số FDI 6 tháng đầu năm 2009. Cả nước có 306 dự án mới được cấp Giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 4,7 tỷ USD và 68 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,1 tỷ USD. Tổng vốn cấp mới và tăng thêm cộng lại chỉ bằng 22,6% so với cùng kỳ năm 2008.

Kết thúc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 12

(VNA) Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 12 đã kết thúc chiều 19/6/2009. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008, việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2009; tiến hành công tác xây dựng pháp luật, hoạt động giám sát và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Lê Công Định bị bắt do đã có những hành vi vi phạm pháp luật

Về phản ứng của Việt Nam trước Tuyên bố ngày 22/6/2009 của Trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao EU tại Việt Nam về việc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an bắt Lê Công Định, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết:

Cần khẳng định rõ rằng Lê Công Định bị bắt do đã có những hành vi vi phạm pháp luật, câu kết với một số phần tử ở nước ngoài hoạt động với mục đích lật đổ, chống Nhà nước Việt Nam. Chính Lê Công Định cũng đã thừa nhận những hành vi phạm tội của mình.

Về vụ bắt giữ ông Lê Công Định

Ngày 17/6/2009, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và những thông tin sai lệch xung quanh việc ngày 13/6/2009, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã bắt Lê Công Định, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói:

Tác động kinh tế Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO

(VNA) Hội thảo “Đánh giá tác động hội nhập đối với nền kinh tế Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO” do Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (NCIEC) phối hợp với Sở Công thương thành phố Cần Thơ tổ chức, diễn ra ngày 11/6, tại thành phố Cần Thơ.

Về Nghị quyết 1874 (2009) của HĐBA Liên Hợp quốc

Ngày 13/6/2009, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến Nghị quyết 1874 (2009) của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về việc CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân ngày 25/5/2009, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói:

"Chính sách nhất quán của Việt Nam là ủng hộ cấm thử hạt nhân toàn diện, không phổ biến vũ khí hạt nhân, tiến tới giải trừ hoàn toàn loại vũ khí này. Việt Nam ủng hộ hoà bình, ổn định, phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên và những nỗ lực phấn đấu vì những mục tiêu này.

Đối thoại chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ

Ngày 8/6/2009 tại Thủ đô Washington, Hoa kỳ, Việt nam và Hoa kỳ đã tiến hành phiên Đối thoại lần thứ hai về các vấn đề chính trị, an ninh và quốc phòng. Đoàn Việt Nam gồm các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn. Đoàn Hoa Kỳ gồm một số quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng do ông Greg Delawie, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề chính trị-quân sự làm trưởng đoàn.

Hạ viện Mỹ điều trần về vấn đề dioxin ở Việt Nam

Phiên điều trần thứ hai về vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam do quân đội Mỹ thả xuống trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, diễn ra ngày 4/6, tại thủ đô Washington, Mỹ.
Phiên điều trần này do Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương và Môi trường Toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ tổ chức dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Tiểu ban, Hạ nghị sỹ Eni F.H.Faleomaveaga.

Kết quả Phiên họp của LHQ về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam

Ngày 4/6, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng đoàn Việt Nam tại Phiên họp thứ 5 của Nhóm Làm việc về Cơ chế Kiểm điểm định kỳ của Liên hợp quốc (UPR) được tổ chức tại Giơ-ne-va từ 8 - 12/5/2009, gặp đại diện ngoại giao đoàn, các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và một số một số tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của Việt Nam để thông báo kết quả của Phiên họp khi xem xét báo cáo quốc gia của Việt Nam về việc đảm bảo quyền con người. Cho tới nay, 80 quốc gia thành viên LHQ đã trình bày báo cáo theo cơ chế này.

Các trang