Đã đến lúc kêu gọi các nhà khoa học VN trở về nước

TT - “Gặp gỡ VN là dịp để thắt chặt mối giao lưu khoa học giữa VN với các nước, khích lệ các nhà khoa học VN, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ say mê nghiên cứu, nâng cao vị thế của VN trong khu vực và thế giới, đồng thời cũng là dịp thu hút sự chú ý của giới khoa học thế giới đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại VN”.

GS Trần Thanh Vân, nhà khoa học Pháp gốc Việt tại ĐH Paris 11, đã nói như vậy bên lề cuộc “Gặp gỡ VN 2004”, khai mạc tại Hà Nội ngày hôm qua (6-8).Đã đến lúc kêu gọi các nhà khoa học VN trở về nước

Nhà khoa học cắm cờ VN ở Nam Cực

TTCN - Đó là một ngày đầu tháng 3-1981, chàng trai Hiền 18 tuổi cùng anh trai vượt biên sang Hong Kong rồi tới Mỹ, nơi anh cả của họ đang du học. Tại Mỹ, ba anh em ở trong một căn phòng mà anh Việt đã thuê từ trước.

Mặc dù vừa chân ướt chân ráo tới Mỹ nhưng Hiền đã đòi anh Việt tìm trường cho đi học. Do phải đợi tới tháng sáu mới có lớp khai giảng nên Hiền không chịu ngồi nhà, tự tìm đến một trường phổ thông gần chỗ ở xin học chỉ với lý do duy nhất là để xem bên Mỹ người ta dạy và học như thế nào.

Một SV VN vào danh sách 2.500 SV giỏi nhất nước Mỹ

Thứ Hai, 16/08/2004, 08:35 (GMT+7)

Một SV VN vào danh sách 2.500 SV giỏi nhất nước Mỹ

TT - Viện Hàn lâm quốc gia Mỹ vừa thông báo sinh viên Lê Phạm Khánh Trình (Trinh Le - sinh năm 1981, cựu học sinh Trường trung học Lê Quý Đôn, TP.HCM) đã được chọn ghi tên vào quyển sách Những sinh viên giỏi nhất nước Mỹ xuất bản lần 27 (The 27th annual edition of the national dean's list) vì những thành tích xuất sắc mà anh đã đạt được trong học tập.

Đây là quyển sách được xuất bản hằng năm nhằm tuyên dương 2.500 sinh viên hàng đầu xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học.

Trở lại quận Cam

Lần đầu tiên tôi đến quận Cam (Orange County, California) cách đây gần 10 năm. Bạn bè đưa tôi đi ăn phở ở khu Phước Lộc Thọ và dặn không nên nói mình từ đâu đến.

Lần thứ hai, cách đây khoảng 5 năm, tôi ghé quận Cam khi xảy ra chiến dịch “treo cờ”, sau vụ T.V.T.

Di tích Hoàng Thành - kho báu độc đáo tầm thế giới

Di tích Hoàng Thành: Chỉ hai tháng nữa... sẽ không cứu vãn được. Đó là ý kiến của Tiến sĩ Maria Letizia (Italy) trước thực trạng của di tích Hoàng Thành Thăng Long hiện nay tại hội thảo chuyên gia quốc tế tư vấn về di chỉ khảo cổ học Ba Đình và Hoàng thành Thăng Long vừa tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 11 và 12-8. Hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo cần có biện pháp cấp thiết bảo vệ di tích vô giá này.

Kho báu độc đáo tầm thế giới

Kêu gọi nhân dân Mỹ ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Ngày 6-8, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã có bức thư ngỏ gửi nhân dân Mỹ, kêu gọi người Mỹ hãy ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam. Chúng tôi xin trích giới thiệu bức thư.

"Các bạn Mỹ thân mến,

Với tình cảm chân thành và thân thiện, từ mảnh đất xa xôi phía tây Thái Bình Dương, chúng tôi muốn gửi bức thư này đến tất cả các bạn. Bức thư được viết trước ngày 10.8, ngày mà máy bay Mỹ - hồi năm 1961, bắt đầu phun chất diệt cỏ xuống Việt Nam, các vùng đất phía bắc tỉnh Kon Tum là mục tiêu đầu tiên của họ.

Triển lãm về Việt Nam tại Ðại hội thể thao thiếu nhi quốc tế ở Mỹ

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, nhân Ðại hội thể thao thiếu nhi quốc tế tại TP Cleverland, bang Ohio (Mỹ), Ðại sứ quán Việt Nam tại Washington đã tổ chức gian triển lãm về Việt Nam tại khu Trung tâm Thương mại quốc tế của thành phố.

Mỹ trợ giúp xây dựng đường ống dẫn khí ở đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 4-8, Cơ quan Thương mại và phát triển Mỹ (USTDA) đã cấp khoản viện trợ trị giá 591 nghìn USD cho Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) để tài trợ một phần cho nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đường ống dẫn khí tự nhiên từ vịnh Thái-lan đến Nhà máy Điện Ô Môn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng phối hợp với USTDA, Tập đoàn Unocal International của Elsegundo, California sẽ tài trợ bổ sung cho đến khi việc nghiên cứu hoàn tất.

Lương Việt Quốc và 8 học bổng đào tạo tiến sĩ tại Mỹ

Hôm nay, Lương Việt Quốc sẽ bay về Mỹ để nhận tấm bằng thạc sĩ hạng xuất sắc của ĐH Cornell. Có ai ngờ cậu bé bới rác ngày nào bên dòng kênh đen Nhiêu Lộc - Thị Nghè giờ đây đã được tám đại học Mỹ đồng ý cấp học bổng tiến sĩ. Tham vọng của Quốc: một chuyên gia kinh tế ngay trên đất nước mình.

Chuyến bay ngày 1-8-2004 tới đây sẽ đưa Lương Việt Quốc từ TP.HCM trở lại nước Mỹ sau kỳ nghỉ để nhận tấm bằng thạc sĩ hạng xuất sắc của ĐH Cornell (trường xếp hạng top 10 của Mỹ): 11 môn của hai năm học đều đạt điểm A, điểm trung bình tốt nghiệp là 4 (điểm xếp hạng cao nhất).

"Chúng ta còn nói về hội nhập bằng ngôn ngữ khác nhau"

Ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị thương mại toàn quốc (ngày 22/7) tập trung chủ yếu vào vấn đề Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Có một điều đáng ngạc nhiên là dù nước ta đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhưng vẫn còn những cách suy nghĩ sai lệch...

Pages