Việt Nam và LB Nga ký thoả thuận hợp tác



Hà Nội (Ttxvn 24/2/2001)
Đoàn đại biểu cấp cao Cơ quan thông tin liên lạc Chính phủ trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga do Thượng tướng V.g. Machiukin, Tổng Giám đốc dẫn đầu đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

Sáng 24/2, lễ đón Thượng tướng V.g. Machiukin và Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Bộ Công an.

Thông cáo của ủy ban thường vụ Quốc hội




Hà Nội (Ttxvn 22/2/2001)
Trong các ngày từ 14 đến 19/2/2001, ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp tại Hà Nội để xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 10.

Du lịch Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế


Hà nội(Ttxvn 22/2/2001)
Trong vòng 10 năm qua, du lịch Việt Nam đã có sự tăng trưởng 8 lần về lượng khách quốc tế, 10 lần về lượng khách nội địa.

Riêng năm 2000, cả nước đã đón 2,13 triệu khách quốc tế, tăng 20% so với năm 1999; khách nội địa đạt 11,2 triệu người, tăng gần 5%.

Ông Phạm Từ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam nhận xét rằng, đạt được những kết quả đó, một phần không nhỏ là nhờ vào hoạt động hợp tác quốc tế và tăng cường hội nhập trong những năm qua của ngành.

Bốn giải pháp lớn tăng trưởng bền vững công nghiệp



Hà Nội (Ttxvn 21/2/2001)
Ngành công nghiệp đã đề ra mục tiêu nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 để giữ vững và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; đáp ứng kịp thời với mức cao nhất nhu cầu của nền kinh tế về những sản phẩm công nghiệp, tăng nhânh kim ngạch xuất khẩu với sản phẩm đã qua chế biến và sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

Hội thảo quốc tế về Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế



Hà Nội (Ttxvn 21/2/2001)
Một cuộc hội thảo quốc tế về hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (Pct) đã được Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Wipo), Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (Jpo) tổ chức, ngày 20-2-2001, tại Hà Nội.

Tới dự có Giám đốc Pct-wipo Wang Zhengfa; Viện trưởng Viện xét nghiệm 2-jpo Hirabayashi Yoshitaka; đại diện các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và gần 100 giảng viên, học viên các nước Asean và Việt Nam.

Ngành gốm sứ của Việt Nam




Hà Nội (Ttxvn 8/2/2001)
Năm 2005, ngành gốm sứ Việt Nam dự kiến sản xuất 66 triệu m2 gạch ốp lát, 3,1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh; năm 2010 tương ứng là 75 triệu m3, 43 triệu sản phẩm.

Để đạt được sản lượng này, các cơ sở sản xuất cần 1320 ngàn tấn nguyên liệu làm xương cho gạch ốp lát và sản phẩm sứ vệ sinh, 60 ngàn tấn men gạch ốp lát. Năm 2010, các số lượng này tăng lên lần lượt là 1.563 ngàn tấn, 40 ngàn tấn và 72 ngàn tấn.

Khám chưũa cho nạn nhân khuyết tật do chất độc màu da cam




Hà Nội(Ttxvn 20/2/2001)
Vừa qua, đoàn cán bộ thuộc Quỹ bảo trợ nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã đến 2 huyện Hồng Ngự và Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp khám giám định phân loại bước đầu cho 145 bệnh nhân khuyết tật do bị ảnh hưởng chất độc màu da cam.

Sau đó, đoàn sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng cho nạn nhân.

15.540 tỷ đồng cho giáo dục - đào tạo





Hà Nội (Ttxvn 19/2/2001)
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2001, tổng chi ngân sách Nhà nước dự chi cho giáo dục- đào tạo là 15.549 tỷ đồng.

Trong đó, ngân sách dành cho xây dựng cơ bản là 2.300 tỷ đồng, cho giáo dục mầm non và phổ thông 415 tỷ đồng, giáo dục đại học và cao đẳng 75 tỷ đồng, đào tạo nghề 90 tỷ đồng.

Động đất tại khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ



Hà Nội (Ttxvn 20/2/2001)
Theo phóng viên Ttxvn tại Lai Châu, những chấn động địa chất lớn đã xảy ra tại khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu, kéo dài từ 22 giờ 51 phút ngày 19 tháng 2 đến 5 giờ sáng ngày 20 tháng 2.

Xóa bỏ cây thuốc phiện



Hà Nội(Ttxvn 20/2/2001)
Diện tích cây thuốc phiện Việt Nam đã giảm từ trên 19.000 ha vụ 1992/1993 xuống còn trên 420 ha hiện nay, báo cáo của ủy ban Dân tộc và miền núi tại Hội nghị tổng kết 8 năm vận động xóa bỏ và phát triển thay thế cây thuốc phiện, tổ chức tại Hà Nội ngày 20/2/2001 cho biết .

Cây thuốc phiện được trồng chủ yếu ở những vùng núi hẻo lánh thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và từ lâu loại cây này đã gắn với tập quán canh tác và đời sống của đồng bào dân tộc ít người trong vùng.

Các trang