Thông báo về thủ tục đăng ký giữ Quốc tịch

Ngày 24/6/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, có hiệu lực từ ngày 26/06/2014; theo đó, điều 13 được sửa đổi như sau:

 

 “1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

 

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn có quốc tịch Việt Nam.

Người Việt nam ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam.”

 

Như vậy, người Việt Nam định cư tại nước ngoài sẽ KHÔNG bị mất quốc tịch Việt Nam nếu chưa làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch và kể từ ngày 26/06/2014 không cần làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch nữa.

 

Thay vào đó:

- Những người không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam còn giá trị, quyết định cho nhập, cho trở lại quốc tịch Việt nam, …) có thể làm thủ tục cấp hộ chiếu mới lần đầu theo hướng dẫn tại http://vietnamembassy-usa.org/vi/basic-page/huong-dan-thu-tuc-cap-moi-ho-chieu-cho-cong-dan-viet-nam-dinh-cu-tai-hoa-ky

 

- Những người có hộ chiếu Việt Nam đã hết hạn có thể làm thủ tục cấp đổi hộ chiếu theo hướng dẫn tại http://vietnamembassy-usa.org/vi/basic-page/cap-doi-ho-chieu-cho-cong-dan-viet-nam-dinh-cu-o-hoa-ky

 

- Những người sinh ra tại Hoa Kỳ có thể được cấp giấy khai sinh và hộ chiếu Việt Nam, theo hướng dẫn tại http://vietnamembassy-usa.org/vi/basic-page/cap-ho-chieu-cho-cong-dan-viet-nam-sinh-ra-tai-hoa-ky

 

HỘ CHIẾU LÀ GIẤY TỜ ĐI LẠI THUẬN TIỆN VỪA LÀ MỘT TRONG NHỮNG GIẤY TỜ CHỨNG MINH QUỐC TỊCH VIỆT NAM. NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI, KHI CÓ HỘ CHIẾU VIỆT NAM CÒN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CÓ THỂ NHẬP CẢNH VIỆT NAM MÀ KHÔNG CẦN XIN THỊ THỰC (VISA), CÓ THỂ NHẬP CẢNH VÀ LƯU TRÚ TẠI CÁC  NƯỚC ASEAN VỚI THỜI HẠN TỚI 30 NGÀY MÀ KHÔNG CẦN XIN THỊ THỰC. CÓ HỘ CHIẾU VIỆT NAM CÒN TẠO THUẬN LỢI TRONG VIỆC LÀM CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN, BẤT ĐỘNG SẢN, V.V.

 

 

NOTICE ON REGISTRATION FOR VIETNAMESE NATIONALITY RETENTION

 

 The National Assembly of the Socialist Republic of Viet Nam has adopted the Law on amendments and supplements to the Law on Vietnamese Nationality on June 24.  The new Law on Vietnamese Nationality provides in its Article 13 that Vietnamese residing overseas, who have not lost their Vietnamese nationality as prescribed by Vietnamese legislations before this Law takes effect can retain their Vietnamese nationality.

 Overseas Vietnamese who have not lost Vietnamese nationality but are unable to show proof of their Vietnamese nationality  as stipulated in Article 11 of the new Law can register their Vietnamese nationality and ask for the issuance of a Vietnamese passport at Vietnamese diplomatic or consular posts overseas.

 

CONSEQUENTLY, OVERSEAS VIETNAMESE WILL NOT LOSE THEIR VIETNAMESE NATIONALITY IF THEY HAVENOT REGISTERED TO RETAIN THEIR VIETNAMESE NATIONALITY. HOWEVER, THEY CAN APPLY FOR VIETNAM PASSPORT AT VIETNAMESE DIPLOMATIC OR CONSULAR POSTS, SPECIFICALLY:

 

- Those, who donot have any proof of their Vietnam nationality (such as birth certificate, identity card, valid Vietnamese passport, …) will seek information on how to apply for a new Vietnam passport at

 

- Those, who have expired Vietnam passport, can have their passport renewed/ replaced, following instructions at

 

- Those who were born in the United States, are able to apply for Vietnam birth certificate and new Vietnam passport, following instruction at

 

VIETNAM PASSPORT IS AN OFFICIAL TRAVEL DOCUMENT AND A PROOF OF VIETNAM NATIONALITY. OVERSEAS VIETNAMESE CAN USE THEIR VALID VIETNAM PASSPORTS TO ENTER VIETNAM WITHOUT HAVING TO APPLY FOR VISAS TO VIETNAM, TO ENTER AND STAY UP TO 30 DAYS IN OTHER ASEAN COUNTRIES.