Đầu tu phát triển kinh tế-xã hội cho miền núi, vùng xa.



Hà Nội(Ttxvn 10/5/2001)

Năm nay, Chương trình phát phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền Núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là
Chương trình 135) được triển khai theo 5 dự án đó là Xây dựng cơ sở hạ tầng; Xây dựng trung tâm cụm xã; quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết; ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, sóc.

Báo cáo của ủy ban Dân tộc và miền Núi tại hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình 135 trong hai năm 1999-2000 và triển khai kế hoạch năm 2001, do Chính phủ tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10 đến 12/5/2001 cho biết.

Thủ tướng Phan Văn Khải và Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn chủ trì Hội nghị.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo 49 tỉnh có các xã đặc biệt khó khăn, đại diện các Bộ, ban ngành, đoàn thể trung ương và địa
phương trong cả nước.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2001 hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ đân tộc đặc biệt khó khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền Núi vùng cao vào Chương trình 135, vì vậy có 2.325 xã trong cả nước thuộc diện được đầu tư theo Chương trình này.

Đặt nhiệm vụ định canh định cư trong chỉnh thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các xã thuộc Chương trình, lồng ghép các chương trình, dự án khác để quy hoạch lại cụm dân cư gắn với quy hoạch sản xuất, xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả ở các có nhiều đồng bào dân tộc, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở là những giải pháp sẽ được thực hiện trong thời gian tới.

Chương trình phát phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền Núi và vùng sâu, vùng xa bắt đầu được thực hiện từ tháng 7 năm 1998, với mục tiêu tổng quát là nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.

Thời gian qua, ngân sách Trung ương đầu tưu xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo thuộc Chương trình này liên tục tăng, nếu nhưu năm 1999 là 508 tỷ đồng, đến năm 2000 là 700 tỷ đồng. Nguồn lực huy động tại chỗ của nhân dân trên địa bàn ưuớc đạt 150 tỷ đồng. Các bộ, ngành địa phương đã thực hiện lồng ghép các Chương trình, dự án khác như Chương trình định canh, định cư, Chương trình trồng 5 triệu ha rừng, Chương trình giáo dục, y tế ưuu tiên đầu tu ư vào các xã thuộc Chương trình 135. Ngoài ra, đã có nhiều chương trình, dự án trong và ngoài nước đầu tưu cho Chương trình này.

Các đoàn thể từ trung ương đến các địa phương, các tỉnh, thành đã cử cán bộ vận động, hướng dẫn đồng bào về cung cách làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo...

Trong hai năm qua, đã có 5.035 công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tại các xã đặc biệt khó khăn, đến nay đã có 4.867 công trình được đưa vào sử dụng. Trong số đó có trên 41% công trình giao thông, trên 25,7% công trình trường học, gần 6,25 công trình nước sinh hoạt, 0,68% công trình y tế.

Hiện nay ở vùng các xã đặc biệt khó khăn về cơ bản đã không còn hộ đói thường xuyên, trung bình mỗi năm giảm được khoảng 5% số hộ nghèo. Bưuớc đầu người dân ở đây đã đưuợc cấp nước sinh hoạt, kiểm soát được một số bệnh dịch hiểm nghèo, phần lớn đưuợc hưởng thụ văn hóa, thông tin.

Tuy nhiên việc thực hiện Chương trình trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như huy động nguồn lực cho chương trình còn ít, một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ nội dung dân chủ công khai và chưa có cơ chế quản lý, chưa giao trách nhiệm quản lý sử dụng công trình cho xã dẫn đến việc khai thác công trình kém hiệu quả.

Các báo cáo thực hiện nhiệm vụ, Chương trình, dự án trên địa bàn Chương trình 135 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ quốc phòng và báo cáo của một số tỉnh, huyện, xã sẽ được trình bày tại Hội nghị./.